Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử Thanh tra Tỉnh An Giang

Cổng thông tin điện tử

Thanh tra Tỉnh An Giang

Khiếu nại, tố cáo

Một số vấn đề lưu ý khi xem xét giải quyết tố cáo tiếp

29/03/2019

Tố cáo tiếp là quyền của người tố cáo và việc giải quyết tố cáo tiếp là trách nhiệm của người giải quyết tố cáo được pháp luật về tố cáo năm 2011 và hiện nay là Luật sửa đổi bổ sung Luật Tố cáo năm 2018 quy định rõ và khá cụ thể về các vấn đề cần xem xét khi tiếp nhận đơn và xử lý tố cáo tiếp.

Tố cáo tiếp là quyền của người tố cáo và việc giải quyết tố cáo tiếp là trách nhiệm của người giải quyết tố cáo được pháp luật về tố cáo năm 2011 và hiện nay là Luật sửa đổi bổ sung Luật Tố cáo năm 2018 quy định rõ và khá cụ thể về các vấn đề cần xem xét khi tiếp nhận đơn và xử lý tố cáo tiếp.  


 Một trong 07 quyền của người tố cáo theo Luật Tố cáo năm 2018, quyền tố cáo tiếp được quy định tại điểm d Điều 9 “Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết”. Đồng thời, trách nhiệm người giải quyết tố cáo tiếp được nêu rõ tại Khoản 1, 2 Điều 37 Luật Tố cáo năm 2018: “1. Trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo là không đúng quy định của pháp luật thì người tố cáo có quyền tố cáo tiếp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết tố cáo. 2. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết tố cáo phải xem xét hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo trước đó; trường hợp cần thiết, làm việc trực tiếp với người tố cáo về nội dung tố cáo tiếp, thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan để quyết định xử lý đối với tố cáo tiếp.


Tuy vậy, thực tế qua việc xem xét nhiều trường hợp giải quyết tố cáo tiếp, cũng còn có vụ việc, người có thẩm quyền giải quyết chưa xem xét đánh giá toàn diện về nội dung, chứng cứ và trình tự thủ tục giải quyết tố cáo trước đó theo một quy trình đầy đủ như:


- Thứ nhất là việc xem xét các căn cứ để giải quyết lại vụ việc tố cáo quy định tại các điểm thuộc Khoản 3 Điều 37:


a) Kết quả xác minh hoặc kết luận nội dung tố cáo thiếu chính xác hoặc thiếu khách quan;


b) Bỏ sót, bỏ lọt thông tin, tài liệu, chứng cứ quan trọng trong khi xác minh hoặc kết luận nội dung tố cáo;


c) Áp dụng không đúng pháp luật trong quá trình xác minh hoặc kết luận nội dung tố cáo….”

 

-  Thứ hai là về thẩm giải quyết của người tố cáo trước đó có theo quy định của pháp luật tố cáo hay không;


-  Thứ ba là xem về trình tự, thủ tục giải quyết: Là kiểm tra về việc ban hành quyết định thụ lý tố cáo, thành lập Tổ xác minh tố cáo và kế hoạch xác minh có tuân thủ quy định về thẩm quyền người ban hành và đặc biệt là phải đảm bảo nêu trong quyết định, kế hoạch xác minh đủ nội dung tố cáo của người tố cáo đã đặt ra. Vì thực tế, có vụ việc người tố cáo đến 06 nội dung, nhưng trong cả 02 quyết định thụ lý và thành lập Tổ xác minh đều chỉ nêu giao Tổ xác minh có 02 nội dung; 04 nội dung còn lại chỉ nêu trong kế hoạch xác minh. Cách làm này không đúng biểu mẫu tại Điều 9 Thông tư số 06/2013/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ (hiện chưa có Thông tư mới thay thế) quy định về việc ban hành quyết định thụ lý giải quyết tố cáo (các nội dung thụ lý giải quyết tố cáo phải được nêu trong Quyết định thụ lý).


Ngoài ra, đối với kết luận tố cáo ngoài việc kiểm tra việc đảm bảo nghiêm túc về nội dung, kết luận cũng phải kiểm tra về việc tuân thủ theo biểu mẫu hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ.


Một số vấn đề nêu trên, nếu người có thẩm quyền xem xét xử lý tố cáo tiếp và quan trọng là cơ quan tham mưu không quan tâm rà soát, kiểm tra, đối chiếu chứng cứ và pháp luật một cách đầy đủ sẽ dẫn đến việc ban hành văn bản trả lời hoặc giải quyết thiếu căn cứ và tính thuyết phục đối với người tố cáo, theo đó, có thể làm việc tố cáo tiếp và xử lý sẽ thêm tính phức tạp hơn.


Trên cơ sở nghiên cứu pháp luật, quá trình trao đổi, hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ, rà soát kiểm tra hồ sơ giải quyết tố cáo tiếp, xin lưu ý một số ý kiến để các cơ quan, đơn vị nghiên cứu trong quá trình xem xét xử lý việc tố cáo tiếp và giải quyết lại tố cáo tiếp đảm bảo đúng pháp luật tố cáo./.       

 

Lưu Thị Anh Thư (PTP. TT. Khiếu nại, tố cáo)

Một số vấn đề lưu ý khi xem xét giải quyết tố cáo tiếp

Liên Kết Website

1

Bà: Võ Thị Siêu

(Chánh thanh tra)

Điện thoại: 0918.527.426

Email: vtsieu@angiang.gov.vn

2

Ông: Huỳnh Thanh Quang

(Chánh văn phòng)

Điện thoại: 0946.822.741

Email: htquang@angiang.gov.vn

  • Tổ kiểm tra công vụ

    ĐT: 02963 957 049 - 01678 247 247

    Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn

  • Phòng Kiểm tra TTHC VP.UBND AG

    ĐT: 02963 957 006

    Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn

  • Chi tiết

1

Bà: Võ Thị Siêu

(Chánh thanh tra)

Điện thoại: 0918.527.426

Email: vtsieu@angiang.gov.vn