Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử Thanh tra Tỉnh An Giang

Cổng thông tin điện tử

Thanh tra Tỉnh An Giang

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM

Những điều tôi đã học được theo tấm gương đạo đức của Bác về cần-kiệm-liêm-chính-chí công vô tư

24/01/2017

Khi tôi sinh ra thì Bác đã không còn nữa, nhưng hình ảnh của Bác với vầng trán cao, đôi mắt sáng, chòm râu bạc và đôi dép cao su giản dị như có phép màu nhiệm, cứ in đậm, khắc sâu trong ký ức tôi cùng bao nhiêu thế hệ. Cả cuộc đời và sự nghiệp của Người là tấm gương sáng cho toàn Đảng, toàn dân ta noi theo.

Để học tập và làm thật tốt theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tôi đã tìm và đọc rất nhiều tài liệu về Bác. Là công chức ngành Thanh tra, tôi nhận thức sâu sắc và tâm đắc nhất là tấm gương Bác với chuyên đề “Suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tuỵ, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị”.

 

 - Trước hết nói về cần, kiệm, liêm, chính: Cần tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai. Siêng học thì mau biết, siêng làm thì nhất định thành công. Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. Liêm là trong sạch, liêm khiết, không tham địa vị, không tham tiền tài. Chính nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. Các đức tính đó có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cần mà không Kiệm thì như thùng không đáy. Kiệm mà không Cần thì lấy gì mà Kiệm.

 

- Chí công vô tư là khi làm việc gì cũng không nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì nên đi sau, nghĩa là đặt lợi ích của cách mạng, của nhân dân lên trên hết, trước hết, “phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”.

 

Bác đã ví đạo đức như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối, sức mạnh của con người. Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư là những phẩm chất gắn liền với hoạt động thực tiễn, được thể hiện cụ thể hàng ngày, là cái nhìn thấy được của đạo đức, gắn chặt giữa nói và làm, suy nghĩ và hành động. Nhận thức được điều đó tôi đã học tập làm theo tấm gương của Bác, cố gắng rèn luyện cho mình đạo đức cách mạng, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; làm người công bộc tận tuỵ, trung thành của nhân dân; đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị.

 

Noi gương Bác về Cần: Tôi đã luôn chịu khó nghiên cứu các quy định, từ đó đã vận dụng vào trong công tác chuyên môn hàng ngày, và làm tham mưu cho lãnh đạo trong việc triển khai các chương trình, kế hoạch của đơn vị phù hợp với tình hình nhiệm vụ của cơ quan.

Noi gương Bác về Kiệm: Chấp hành tốt việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cả về tiền bạc, thời gian, không chỉ của cá nhân mình mà cả của cơ quan, của nhân dân.

 

Noi gương Bác về Liêm: Không tham nhũng, tiêu cực, sách nhiễu, mưu lợi cá nhân. Tuyệt đối không biến của công thành của riêng, không tham lam những cái không phải của mình.

 

Noi gương Bác về Chính: Luôn có ý thức giữ gìn tư cách, đạo đức, tính tiên phong, gương mẫu của người đảng viên. Luôn thẳng thắn, công tâm, khách quan, nghiêm túc thực hiện công tác tự phê bình và phê bình, tiếp thu ý kiến đóng góp xây dựng với tinh thần cầu thị, trung thực, chân thành với chính mình và với người khác.

 

Noi gương Bác về chí công vô tư: Kiên quyết đấu tranh không để chủ nghĩa cá nhân, cái tôi trong mình trỗi dậy, không xu nịnh, a dua, không kéo bè kéo cánh. Luôn xây dựng mối đoàn kết nội bộ, hòa đồng với anh em, yêu thương đồng nghiệp, sống có nghĩa tình, hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ.

 

Là người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân: Bác dạy: “việc có lợi cho dân thì nhỏ mấy cũng làm, việc gì có hại cho dân thì nhỏ mấy cũng tránh”. Noi gương Bác, trong thực thi công vụ, tôi luôn đặt lợi ích của người dân lên trên hết, trước hết.

 

 Thực hiện tốt mọi quy chế dân chủ ở cơ sở, liên hệ chặt chẽ, gắn bó với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Trong cơ quan, thì tạo điều kiện tốt để công chức được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra đúng quy định. Tạo các diễn đàn công khai để nhận được ý kiến đóng góp xây dựng của công chức.

 

Đời tư trong sáng, giản dị: Noi gương Bác, tôi luôn sống một cuộc sống riêng giản dị, khiêm tốn, vì mọi người. Làm theo Bác, tôi luôn giữ gìn đời tư trong sáng, không lãng phí xa hoa, không phô trương, hình thức. Xây dựng một gia đình đầm ấm, hạnh phúc, mỗi thành viên đều tham gia một tổ chức đoàn thể, tránh xa các tệ nạn xã hội.

 

Từ việc học tập và làm theo gương Bác tôi đã thám nhuần: Đạo đức là cái quý nhất, là linh hồn của một con người. Học tập, rèn luyện đạo đức cách mạng theo Bác để “phần tốt của mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân”, là sức mạnh để mỗi chúng ta thực hiện mục tiêu, lý tưởng của mình, và để xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội ngày càng phồn vinh.

 

Cần, kiệm, liêm, chính tốt sẽ dẫn đến chí công vô tư. Chí công vô tư, một lòng vì dân vì nước nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính . Vì thế, là một công chức, trước hết bản thân phải rèn luyện cho mình đạo đức cách mạng Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư, để thật sự là “công bộc” của nhân dân .

 

Là công chức tôi không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị, nói đi đôi với làm, chấp hành nghiêm cương lĩnh Điều lệ Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phải học tập ở Bác đức tính khiêm tốn, giản dị, thắng không kiêu, bại không nản, không đặc quyền, đặc lợi, tôn trọng nhân dân, lấy niềm vui của họ làm niềm vui cho mình. Phải rèn luyện cách sống “Mình vì mọi người".

 

Mặc dù những điều tôi học tập và làm theo gương Bác mới chỉ là kết quả vô cùng nhỏ bé, tuy nhiên từ sự phấn đấu ấy cũng đã tạo ra một phong trào thi đua trong tập thể công chức đơn vị. Phần lớn đảng viên công chức tại cơ quan đều đạt danh hiệu thi đua, đoàn kết, yêu thương, gắn bó, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

 

Bác đã nói những người trong công sở, ít nhiều đều có quyền hành, nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì rất dễ trở lên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân. Chính vì thế đảng viên, công chức chúng ta phải rèn luyện cho mình đạo đức cách mạng, bởi vì Cần, Kiệm, Liêm, Chính là thước đo bản chất đạo đức của con người. Mỗi chúng ta phải học tập tấm gương của Người trên tinh thần tự nguyện tự giác, phải coi đó là việc làm thường xuyên, suốt đời, trong công tác cũng như trong cuộc sống cá nhân.

 

Nếu ở các lĩnh vực quản lý nhà nước khác, để rèn luyện cho mình chữ Liêm, Chính khó một phần thì ở vị trí của công chức ngành Thanh tra, sẽ phải phấn đấu ít nhất hơn một lần thì mới giữ được mình trong môi trường nhạy cảm ấy. Tại môi trường này, chúng ta càng cần phải tiếp tục học tập Bác, noi gương Bác. Càng hiểu về Người, tôi thấy lòng mình sáng hơn, sống có tâm hơn, biết lo cho mình và biết nghĩ về người khác.

 

Trong tác phẩm “Cần, Kiệm, Liêm, Chính” (T6-1949) Hồ Chí Minh có viết:

 

“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa, thì không thành trời.
Thiếu một phương, thì không hành đất.

Thiếu một đức, thì không thành người.”

 

Chỉ ngần ấy chữ thôi đã gói trọn lẽ sống và triết lý sống của con người trong mọi thời đại. Lời dạy ấy mỗi chúng ta hãy khắc ghi và luôn mang bên mình để làm hành trang trong cuộc sống, để học tập, để làm việc và để làm người./.
Lý Thị Hoàng Yến

Những điều tôi đã học được theo tấm gương đạo đức của Bác về cần-kiệm-liêm-chính-chí công vô tư

Liên Kết Website

1

Bà: Võ Thị Siêu

(Chánh thanh tra)

Điện thoại: 0918.527.426

Email: vtsieu@angiang.gov.vn

2

Ông: Huỳnh Thanh Quang

(Chánh văn phòng)

Điện thoại: 0946.822.741

Email: htquang@angiang.gov.vn

  • Tổ kiểm tra công vụ

    ĐT: 02963 957 049 - 01678 247 247

    Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn

  • Phòng Kiểm tra TTHC VP.UBND AG

    ĐT: 02963 957 006

    Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn

  • Chi tiết

1

Bà: Võ Thị Siêu

(Chánh thanh tra)

Điện thoại: 0918.527.426

Email: vtsieu@angiang.gov.vn