Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử Thanh tra Tỉnh An Giang

Cổng thông tin điện tử

Thanh tra Tỉnh An Giang

NGHIỆP VỤ THANH TRA, GQKNTC

Một số vấn đề trao đổi khi xử lý việc rút tố cáo

31/01/2018

Tố cáo và giải quyết tố cáo hiện nay là một trong những vấn đề trọng tâm được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đặc biệt quan tâm bởi tính nhạy cảm và tác dụng tích cực cần thiết đối với công cuộc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện một nhà nước Việt Nam trong sạch, vững mạnh, năng động và hiện đại. Để từng bước xử lý tốt vấn đề tố cáo, pháp luật về tố cáo hiện hành cơ bản đã bổ sung nhiều quy định rõ và cụ thể hơn so với Luật Khiếu nại, tố cáo ban hành năm 1998 và được sửa đổi, bổ sung năm 2004, năm 2005. Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tiễn, pháp luật tố cáo còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, trong đó có vấn đề xử lý việc rút tố cáo

Tố cáo và giải quyết tố cáo hiện nay là một trong những vấn đề trọng tâm được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đặc biệt quan tâm bởi tính nhạy cảm và tác dụng tích cực cần thiết đối với công cuộc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện một nhà nước Việt Nam trong sạch, vững mạnh, năng động và hiện đại. Để từng bước xử lý tốt vấn đề tố cáo, pháp luật về tố cáo hiện hành cơ bản đã bổ sung nhiều quy định rõ và cụ thể hơn so với Luật Khiếu nại, tố cáo ban hành năm 1998 và được sửa đổi, bổ sung năm 2004, năm 2005. Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tiễn, pháp luật tố cáo còn bộc lộ  nhiều hạn chế, bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, trong đó có vấn đề xử lý việc rút tố cáo.

 

Tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình hoạt động quản lí nhà nước và quản lí xã hội, nhất là trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiện nay. Bởi vì đây là một hình thức kiểm soát cần thiết và như Hồ Chủ tịch đã từng nhấn mạnh: “Kiểm soát có hai cách: một cách là từ trên xuống. Tức là ngưòi lãnh đạo kiểm soát kết quả những công việc của cán bộ mình. Một cách nữa là từ dưới lên. Tức là quần chúng và cán bộ, kiểm soát sự sai lầm của người lãnh đạo và bày tỏ cái cách sửa chữa sự sai lầm đó. Cách này là cách tốt nhất để kiểm soát…”.


Thời gian qua, thông qua việc tố cáo với tinh thần trách nhiệm và ý thức tích cực của công dân, sự quyết tâm giải quyết của cơ quan có thẩm quyền, Đảng và Nhà nước ta đã phát hiện và xử lý nhiều sai phạm của cán bộ, đảng viên và những vi phạm, làm trái quy định về quản lý nhà nước, mang lại hiệu quả thiết thực về kinh tế, chính trị, nhất là đối với những vụ tham nhũng lớn, góp phần cũng cố niềm tin của nhân dân.


Tuy nhiên, bên cạnh đó thực tế vẫn có nhiều trường hợp tố cáo phát sinh do người tố cáo chưa hiểu đúng về tính xác thực, đúng sai của hành vi bị tố cáo, do bị lợi dụng, vì mục đích cá nhân mà tố cáo không đúng, hoặc vu khống, vu cáo gây mất đoàn kết nội bộ, nhất là trong những thời điểm nhạy cảm khi đất nước diễn ra các sự kiện lớn như bầu cử, bổ nhiệm, sắp xếp bộ máy... Tỉnh An Giang cũng phát sinh nhiều trường hợp tương tự. Qua tổng kết 4 năm thi hành Luật tố cáo và thực tiễn giải quyết tố cáo ở nhiều địa phương cho thấy: 59,35% là đơn tố cáo sai, 28,3% tố cáo có đúng có sai. Để giải quyết, các cấp, các ngành đã tập trung con người, điều kiện vật chất và thời gian, công sức cho việc tiếp nhận, xử lý đơn và kiểm tra rà soát ban đầu, thậm chí có vụ người có thẩm quyền giải quyết đã ban hành quyết định thụ lý tố cáo, tiến hành xác minh. Trong đó, không ít các trường hợp qua phân tích, giải thích có tình, có lý, có tính thuyết phục, người  tố cáo hiểu được vấn đề, thống nhất đã tự nguyện rút đơn. Đây là một trong những quyền của người tố cáo mà Điều 6 Thông tư số 06/2013/TT-TTCP ngày 30/9/2013 của Thanh tra Chính phủ (quy định Quy trình giải quyết tố cáo) đã quy định: “Trong trường hợp người tố cáo xin rút nội dung tố cáo và xét thấy việc rút tố cáo là có căn cứ thì người giải quyết tố cáo không xem xét, giải quyết nội dung tố cáo đó. Trong trường hợp xét thấy hành vi vi phạm pháp luật vẫn chưa được phát hiện và xử lý thì người giải quyết tố cáo vẫn xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật”. Trong trường hợp có căn cứ cho rằng việc rút tố cáo do người tố cáo bị đe dọa, ép buộc thì người giải quyết tố cáo phải áp dụng các biện pháp để bảo vệ người tố cáo, xử lý nghiêm đối với người đe dọa, ép buộc người tố cáo, đồng thời phải xem xét, giải quyết tố cáo theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp người tố cáo xin rút nội dung tố cáo nhằm che giấu hành vi vi phạm pháp luật, trốn tránh trách nhiệm hoặc vì vụ lợi thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người tố cáo sẽ bị xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật”. Đây là nội dung duy nhất mà toàn bộ pháp luật tố cáo hiện hành quy định về việc rút tố cáo nên hiện tại nhiều cơ quan, đơn vị đang gặp vướng mắc do không biết phải căn cứ vào quy định nào để tiến hành các bước lập thủ tục rút tố cáo để kết thúc hồ sơ.


Hiện tại, Dự thảo sửa đổi Luật tố cáo đang được Thanh tra Chính phủ xây dựng hoàn chỉnh thông qua Quốc hội, trong đó đã bổ sung một số vấn đề hạn chế nêu trên. Tuy nhiên, trong thời gian chờ Luật sửa đổi được thông qua và ban hành thì việc xử lý các trường hợp rút tố cáo cần phải được quan tâm nghiên cứu tìm giải pháp vận dụng xử lý một số việc sao cho đảm bảo đầy đủ chứng cứ chứng minh và củng cố hồ sơ chặt chẽ cho việc rút tố cáo, đảm bảo tính công khai và bảo vệ quyền lợi, uy tín cho người bị tố cáo theo cách:


- Việc rút tố cáo nên thể hiện bằng đơn do người tố cáo viết và trong đơn ghi rõ ngày, tháng, năm rút nội dung đơn tố cáo; họ, tên, địa chỉ của người rút đơn và do người rút đơn ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp nếu việc rút tố cáo được thực hiện bằng văn bản (do người nhận đơn hoặc người có trách nhiệm xác minh, giải quyết vụ việc ghi) thì người rút đơn tố cáo phải thực hiện ghi các nội dung vào văn bản này như đối với việc rút tố cáo bằng đơn;


- Người tiếp công dân, xử lý đơn hoặc người có trách nhiệm xác minh có văn bản báo cáo người có thẩm quyền giải quyết tố cáo kết luận (bằng biên bản) cụ thể về việc rút tố cáo đảm bảo đúng theo các điều kiện được rút đơn theo quy định Điều 6 Thông tư số 06/2013/TT-TTCP ngày 30/9/2013.


- Đối với các trường hợp tố cáo mà người có thẩm quyền giải quyết đã thụ lý và ban hành các văn bản theo Thông tư số 06/2013/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ như: Quyết định thụ lý giải quyết tố cáo hoặc quyết định giao nhiệm vụ xác minh và thành lập Đoàn/Tổ xác minh (Điều 9); Thông báo việc thụ lý tố cáo cho người tố cáo (Điều 10) và lập thủ tục (biên bản công bố) thông báo quyết định thành lập tổ xác minh cho người bị tố cáo; văn bản yêu cầu các cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng (Điều 15), trưng cầu giám định (Điều 18)..v.v: Người có thẩm quyền giải quyết ban hành văn bản hủy bỏ các văn bản đã ban hành; đồng thời phải tiến hành lập biên bản công bố với người bị tố cáo về việc người tố cáo đã rút nội dung đơn tố cáo đối với người bị tố cáo;


- Tất cả các văn bản nêu trên được lưu đầy đủ vào hồ sơ vụ việc và vận dụng việc lập thủ tục sắp xếp, lập mục lục hồ sơ bàn giao lưu trữ theo quy định tại Khoản 2, Điều 26 Thông tư số 06/2013/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ.


Qua nghiên cứu pháp luật về tố cáo; công tác trao đổi, hướng dẫn và tập huấn nghiệp vụ chuyên môn đối với các cơ quan, đơn vị và kết quả thanh tra trách nhiệm về công tác Tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo nhận thấy để kịp thời xử lý những vướng mắc nêu trên, xin đề xuất một số giải pháp để các cơ quan, đơn vị nghiên cứu vận dụng nhằm củng cố chặt chẽ hồ sơ rút đơn tố cáo./.      

 

Tài Liệu đính kèm:Tải về

Một số vấn đề trao đổi khi xử lý việc rút tố cáo

Liên Kết Website

1

Bà: Võ Thị Siêu

(Chánh thanh tra)

Điện thoại: 0918.527.426

Email: vtsieu@angiang.gov.vn

2

Ông: Huỳnh Thanh Quang

(Chánh văn phòng)

Điện thoại: 0946.822.741

Email: htquang@angiang.gov.vn

  • Tổ kiểm tra công vụ

    ĐT: 02963 957 049 - 01678 247 247

    Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn

  • Phòng Kiểm tra TTHC VP.UBND AG

    ĐT: 02963 957 006

    Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn

  • Chi tiết

1

Bà: Võ Thị Siêu

(Chánh thanh tra)

Điện thoại: 0918.527.426

Email: vtsieu@angiang.gov.vn