Cổng thông tin điện tử Thanh Tra tỉnh An Giang    
 
 
 
 
 
 
 
Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
 
 
Tham nhũng
An Giang tăng cường công tác phát hiện, xử lý “Tham nhũng vặt” và giám định tư pháp
07/06/2019

Ngày 04/01/2019, Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang ban hành Văn bản số 696-CV/TU về đẩy mạnh phát hiện xử lý “Tham nhũng vặt” và tăng cường công tác giám định tư pháp, theo đó yêu cầu các cấp uỷ đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội quan tâm triển khai thực hiện, cụ thể hoá thành chương trình, kế hoạch thực hiện tại cơ quan, tổ chức, địa phương mình.


Để triển khai thực hiện hiệu quả Văn bản số 696-CV/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND ngày 19/02/2019, trong đó đưa nội dung tăng cường phát hiện, xử lý “Tham nhũng vặt” và giám định tư pháp lồng ghép vào kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019. Qua đó, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ quan, tổ chức, địa phương tập trung thực hiện 05 nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm như sau: 


Thứ nhất, tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nhất là Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 có hiệu lực từ ngày 01/7/2019 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành, lựa chọn các nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng và tình hình nhiệm vụ tại cơ quan, tổ chức, địa phương, bảo đảm hiệu quả, thiết thực.


Thứ hai, thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, xem trọng việc công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; thường xuyên kiểm tra, rà soát, tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ nhằm mục đích phòng, ngừa tham nhũng.


Thứ ba, nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải gương mẫu, liêm khiết; quyết liệt, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng. Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách. Chủ động phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi “tham nhũng vặt” gây phiền hà, bức xúc đối với người dân và doanh nghiệp ở cơ quan, tổ chức, địa phương mình. Lựa chọn một số vụ việc điển hình xử lý nghiêm, công khai nhằm răn đe, chấn chỉnh khắc phục thực trạng này trong thời gian tới. 


Thứ tư, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tự kiểm tra, nhất là ở lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều dư luận quan tâm như đất đai, môi trường, khoáng sản, tài chính, ngân sách; đầu tư xây dựng cơ bản; chương trình mục tiêu quốc gia; tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức. Tăng cường việc phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc tham nhũng. Tập trung giải quyết kịp thời, có chất lượng các vụ việc tố cáo hành vi tham nhũng thuộc thẩm quyền, thông tin phản ánh, tố cáo về tham nhũng trong nội bộ. Thực hiện tốt việc khen thưởng, bảo vệ người tố cáo, tố giác hành vi tham nhũng. Củng cố, kiện toàn tổ chức giám định tư pháp; nâng cao chất lượng đội ngũ giám định viên tư pháp, nhất là trong lĩnh vực tài chính - kế toán, tín dụng - ngân hàng, xây dựng để phục vụ tích cực việc giải quyết các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế.


Thứ năm, nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội trong phòng, chống tham nhũng; tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia tích cực vào việc phát hiện, phản ánh, tố cáo, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan, tổ chức, đơn vị có dấu hiệu tham nhũng. Các cơ quan thông tin truyền thông, báo chí kịp thời định hướng, cung cấp thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng./.

 

Nguồn:
Trang đầu Trang kế1234Trang sauTrang cuối
 
 
 
 
 
Tin mới
Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
ẢNH HOẠT ĐỘNG
Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
 
 
Về đầu trang