Cổng thông tin điện tử Thanh Tra tỉnh An Giang    
 
 
 
 
 
 
 
Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
 
 
Khiếu nại, tố cáo
Một số vấn đề cần khẩn trương quan tâm thực hiện trong công tác thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực háp luật trên địa bàn tỉnh An Giang
19/04/2019

Thi hành quyết định có hiệu lực pháp luật, trong đó có quyết định về giải quyết tranh chấp đất đai những năm qua đã được Ủy ban nhân dân các cấp quan tâm và tổ chức thực hiện đạt nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, hiện nay qua thực tiễn kiểm tra và thống kê các quyết định còn tồn đọng nhận thấy Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị, thành phố cần đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện một số nội dung để có giải pháp xử lý dứt điểm, đạt kết quả tốt hơn nữa trong thời gian tới.  

 

Với đặc thù của Tỉnh là có nhiều vụ việc tranh chấp và khiếu nại về đất đai phát sinh (số vụ việc mang tính chất phức tạp, gay gắt chiếm tỷ lệ khá cao), theo đó, số lượng quyết định giải quyết được ban hành và có hiệu lực pháp luật là rất lớn, quyết định cũ chưa được tổ chức thi hành xong lại ban hành thêm quyết định mới. Do đó, trong nhiều năm, nhất là giai đoạn từ năm 2010 trở về trước, trên toàn tỉnh có nhiều quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực pháp luật phải thực hiện trên toàn tỉnh luôn ở con số trên dưới khoảng 100 quyết định. 

 

Để tổ chức thực hiện và xử lý xong số lượng quyết định trên, Chủ tịch UBND cấp huyện đã có nhiều sự nổ lực, tích cực quan tâm trong khâu chỉ đạo thực hiện, theo đó, nhiều đơn vị đã làm rất tốt một số việc mang lại hiệu quả thiết thực, tổ chức thực hiện xong nhiều quyết định, tính đến nay trên toàn tỉnh, quyết định cũ tồn và quyết định mới ban hành đang tổ chức thực hiện chỉ còn trên dưới 15 quyết định. Để đạt được kết quả này, cấp huyện và cấp xã đã làm tốt các việc: 

 

- Nghiêm túc thực hiện các định về việc gửi, niêm yết, công khai quyết định theo quy định của pháp luật về khiếu nại và quy định của UBND tỉnh tại Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 06/6/2012 của UBND tỉnh ban hành Quy định công tác thi hành quyết định có hiệu lực pháp luật trong quản lý đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên địa bàn tỉnh An Giang (nay được thay thế bằng Quyết định số 102/2017/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của UBND tỉnh quy định quy định thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã có hiệu lực pháp luật trên địa bàn tỉnh); 

 

- Quản lý, theo dõi và cập nhật số lượng quyết định của từng cấp đã ban hành, lưu trữ hồ sơ đầy đủ, nắm bắt được chi tiết các nguyên nhân vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện của từng quyết định, phản ánh được tình trạng quyết định bị tiếp khiếu, quyết định đã được thực hiện, thuận tiện cho việc theo dõi và kiểm tra. 

 

- Nhiều huyện, thị, thành có sự phối hợp, hỗ trợ tích cực giữa cấp huyện và cấp xã, khi có báo cáo của cấp xã đề nghị hỗ trợ của cơ sở thực hiện hoặc tháo gỡ vứng mắc trong khâu tổ chức thi hành. Một yếu tố đặc biệt phát huy hiệu quả trong việc thực hiện các quyết định là việc tích cực trong công tác vận động,  thuyết phục và tìm giải pháp linh hoạt, vận dụng tháo gỡ đối với các quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có phát sinh sự thay đổi hiện trạng sử dụng đất; gặp gỡ, tiếp xúc đối thoại với các bên tranh chấp, khiếu nại để giải thích, thuyết phục trong quá trình thực hiện là một phương pháp làm rất có tác dụng tích cực và đạt hiệu quả, tạo được sự đồng thuận, tự nguyện của các bên tranh chấp, giúp thi hành được nhiều quyết định thuộc dạng khó. 

 

Tuy vậy, vẫn còn một số huyện đến nay vẫn chưa khẩn trương tiếp tục kiểm tra, rà soát và chủ động xử lý dứt điểm một số quyết định đang vướng mắc. Thực tế, có một số nơi, từ sau khi có Quyết định số 102/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh quy định quy định thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã có hiệu lực pháp luật trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch cấp huyện phân công cơ quan Tài nguyên Môi trường cấp huyện theo dõi, phối hợp cấp xã rà soát thì phát hiện thêm quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực tù các năm trước đến nay chưa thực hiện xong. 

 

Vì vậy, hiện nay để vừa tiếp tục tổ chức thực hiện hoặc có giải pháp xử lý dứt điểm đối với 15 quyết định trên và vừa đảm bảo tính chính xác và triệt để trong công tác quản lý Nhà nước về thi hành loại quyết định này, Chủ tịch UBND cấp huyện phải phân công cơ quan chuyên môn theo Quyết định số 102/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh trực tiếp phối hợp cấp xã rà soát số lượng quyết định có hiệu lực pháp luật còn chưa thi hành trên địa bàn để thống kê chính xác số liệu quyết định tồn, báo cáo Chủ tịch UBND huyện. Trường hợp nếu còn quyết định tồn đọng, phân công các cơ quan chuyên môn kiểm tra hiện trạng, ghi nhận ý kiến các bên liên quan, đối chiếu với hồ sơ giải quyết vụ việc và tham mưu để Chủ tịch UBND huyện có giải pháp tổ chức thực hiện. Trường hợp Chủ tịch UBND cấp huyện đã áp dụng hết các giải pháp thực hiện nhưng còn khó khăn thì phối hợp trao đổi ý kiến các cơ quan chuyên môn của Tỉnh để tìm giải pháp giải quyết./.


Nguồn: Lưu Thị Anh Thư (PTP. Thanh tra Khiếu nại, tố cáo)
Trang đầu Trang kế12Trang sauTrang cuối
 
 
 
 
 
Tin mới
Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
ẢNH HOẠT ĐỘNG
Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
 
 
Về đầu trang