Cổng thông tin điện tử Thanh Tra tỉnh An Giang    
 
 
 
 
 
 
 
Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
 
 
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật
Quy định mới về đấu giá tài sản theo Luật đấu giá tài sản 2016
12/07/2017

Ngày 17/11/2016, Quốc hội khóa XIV thông qua Luật đấu giá tài sản 2016 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2017, gồm: 8 chương, 81 điều quy định nhiều nội dung quan trọng quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục đấu giá tài sản; đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản; thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản; xử lý vi phạm, hủy kết quả đấu giá tài sản, bồi thường thiệt hại; quản lý nhà nước về đấu giá tài sản.


Theo đó, các tài sản phải thông qua bán đấu giá gồm có các tài sản như: Tài sản Nhà nước; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản là quyền sử dụng đất; tài sản bảo đảm; tài sản thi hành án; tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ Nhà nước, tài sản kê biên để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các tài sản khác mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá. Bên cạnh đó, Luật Đấu giá tài sản quy định về giá khởi điểm của tài sản đấu giá được xác định như sau: Đối với tài sản phải thông qua đấu giá thì giá khởi điểm được xác định theo quy định của pháp luật áp dụng đối với loại tài sản đó; đối với tài sản thuộc sở hữu cá nhân, tổ chức tự nguyện lựa chọn bán thông qua đấu giá thì giá khởi điểm do người có tài sản đấu giá tự xác định hoặc ủy quyền cho tổ chức đấu giá tài sản hoặc cá nhân, tổ chức khác xác định.


Về nguyên tắc đấu giá tài sản và các hành vi bị nghiêm cấm: Luật quy định nguyên tắc đấu giá tài sản phải bảo đảm tính độc lập, trung thực, công khai, minh bạch, khách quan, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người mua được tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản, đấu giá viên. Bên cạnh đó, Luật cũng quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản, người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, cơ quan, tổ chức có liên quan


Để trở thành đấu giá viên đấu giá tài sản phải có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 10, như sau:


- Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;


- Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng;


- Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề đấu giá, trừ các trường hợp được miễn đào tạo nghề đấu giá như sau:


+ Người đã là luật sư, công chứng viên, thừa phát lại, quản tài viên, trọng tài viên có thời gian hành nghề từ 02 năm trở lên;


+ Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên.


- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá.


Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu đấu giá, đồng thời cải cách một bước về thủ tục hành chính, Luật đã rút ngắn thời gian niêm yết thông báo việc đấu giá bất động sản. Cụ thể, tại Điểm b, Khoản 1, Điều 35 Luật Đấu giá tài sản quy định đối với tài sản là bất động sản thì tổ chức đấu giá phải niêm yết việc đấu giá tài sản tại trụ sở của tổ chức mình, nơi tổ chức cuộc đấu giá và UBND cấp xã nơi có bất động sản đấu giá ít nhất là 15 ngày trước ngày mở cuộc đấu giá (trước đây Nghị định số 17/2010/NĐ-CP quy định là 30 ngày). Thời gian niêm yết thông báo việc đấu giá động sản vẫn được giữ nguyên như quy định trước đây là 07 ngày trước khi tiến hành đấu giá.

 

Nguồn: Phùng Chí Huy
Trang đầu Trang kế12345Trang sauTrang cuối
 
 
 
 
 
Tin mới
Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
ẢNH HOẠT ĐỘNG
Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
 
 
Về đầu trang