Cổng thông tin điện tử Thanh Tra tỉnh An Giang    
 
 
 
 
 
 
 
Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
 
 
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật
Những trường hợp người có thẩm quyền ký quyết định phải ban hành Quyết định xử lý vi phạm hành chính mới
13/10/2017

Ngày 18/8/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2017/NĐ-CP về sửa đổi một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ ngày 05/10/2017.


Theo đó, người đã ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính phải hủy bỏ, ban hành quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính, khi:


- Người đã ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính phải hủy bỏ toàn bộ nội dung quyết định khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:


+ Có vi phạm quy định pháp luật về thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm hành chính;


+ Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 Luật xử lý vi phạm hành chính (theo Khoản 1 Điều 65 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, như: Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong những trường hợp quy định tại Điều 11 của Luật này; không xác định được đối tượng vi phạm hành chính; hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 6 hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt quy định tại khoản 3 Điều 63 hoặc khoản 1 Điều 66 của Luật này; cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt;


+ Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính quy định tại khoản 10 Điều 12 Luật xử lý vi phạm hành chính;


+ Có quyết định khởi tố vụ án của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đối với vụ việc vi phạm có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại khoản 3 Điều 62 Luật xử lý vi phạm hành chính;


- Tùy thuộc vào tính chất, mức độ sai sót, người đã ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính phải hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:


+ Có sai sót về nội dung làm thay đổi cơ bản nội dung của quyết định;


+ Quyết định giải quyết khiếu nại của người hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại được ban hành dẫn đến việc thay đổi căn cứ, nội dung của quyết định về xử lý vi phạm hành chính.


- Khi có bản án, quyết định của Tòa án về việc hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định về xử lý vi phạm hành chính bị khởi kiện.

 

Nguồn: Phùng Chí Huy
Trang đầu Trang kế12345Trang sauTrang cuối
 
 
 
 
 
Tin mới
Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
ẢNH HOẠT ĐỘNG
Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
 
 
Về đầu trang