Cổng thông tin điện tử Thanh Tra tỉnh An Giang    
 
 
 
 
 
 
 
Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
 
 
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật
Nghị định 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính
08/08/2018

Ngày 23/4/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/6/2018. Theo đó, Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương hết hiệu lực kể từ ngày 21/6/2018. Một số điểm mới của Nghị định như sau:


Về nguyên tắc thực hiện: Các cơ quan giải quyết TTHC các cấp lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân là thước đo chất lượng và hiệu quả phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan có thẩm quyền… Quá trình giải quyết TTHC được đôn đốc, kiểm tra, theo dõi, giám sát, đánh giá bằng các phương thức khác nhau trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng CNTT và có sự tham gia của tổ chức, cá nhân.


Về các hành vi bị nghiêm cấm: Nghị định quy định rõ những hành vi mà cán bộ, công chức, viên chức không được làm trong quá trình giải quyết TTHC như: Không được cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân thực hiện TTHC; cản trở tổ chức, cá nhân lựa chọn hình thức nộp hồ sơ, nhận, trả kết quả giải quyết TTHC theo quy định của pháp luật; cản trở hoặc ngăn chặn trái phép quá trình truyền, gửi, nhận dữ liệu điện tử; thay đổi, xóa, hủy, giả mạo, sao chép, di chuyển trái phép một phần hoặc toàn bộ nội dung dữ liệu thực hiện TTHC; tiết lộ thông tin về hồ sơ, tài liệu và các thông tin liên quan đến bí mật của tổ chức, cá nhân hoặc sử dụng thông tin đó để trục lợi.


Về tổ chức bộ phận một cửa tại cấp tỉnh: Nghị định quy định bộ phận một cửa là tên gọi chung của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính công. Đối với cấp tỉnh, UBND cấp tỉnh quyết định thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công là đơn vị hành chính đặc thù thuộc Văn phòng UBND cấp tỉnh, có con dấu để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Cơ sở vật chất, trụ sở, trang thiết bị, máy móc, kỹ thuật của Trung tâm Phục vụ hành chính công do Văn phòng UBND cấp tỉnh bảo đảm và quản lý.


Trường hợp cấp tỉnh chưa đủ điều kiện tổ chức Trung tâm Phục vụ hành chính công, tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, người đứng đầu cơ quan chuyên môn quyết định thành lập Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc văn phòng cơ quan chuyên môn đó.


Về tiêu chuẩn, trách nhiệm và thời hạn làm việc: Nghị định quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu bộ phận một cửa; quy định tiêu chuẩn, trách nhiệm, quyền lợi, thời hạn làm việc của công chức, viên chức làm việc tại bộ phận một cửa. Cụ thể là cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại bộ phận một cửa cấp bộ, cấp tỉnh, cấp huyện đã được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên; có thâm niên công tác tối thiểu 3 năm trong ngành, lĩnh vực được phân công và được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ; có phẩm chất, đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao trong thi hành nhiệm vụ được giao; có tác phong, thái độ giao tiếp, cư xử lịch sự, hòa nhã, cởi mở, thân thiện, chuẩn mực, đúng quy chế văn hóa công sở. Nghị định cũng quy định rõ thời hạn làm việc của cán bộ, công chức, viên chức được cử đến làm việc tại bộ phận một cửa cấp bộ, cấp tỉnh, cấp huyện không ít hơn 6 tháng và không nhiều hơn 24 tháng mỗi đợt.


Về mã hồ sơ TTHC: mã số hồ sơ TTHC do Hệ thống thông tin điện tử một cửa cấp tự động, được sử dụng thống nhất trong giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân, tổ chức và giữa các cơ quan, đơn vị với nhau…

 

Nguồn: Phạm Ngọc Bảo Trân (Phó Chánh Văn phòng)
  • Tin liên quan:
Trang đầu Trang kế12345678910Trang sauTrang cuối
 
 
 
 
 
Tin mới
Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
ẢNH HOẠT ĐỘNG
Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
 
 
Về đầu trang