Cổng thông tin điện tử Thanh Tra tỉnh An Giang    
 
 
 
 
 
 
 
Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
 
 
Tham nhũng
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019 -2020
16/08/2019

Nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, ý thức chấp hành, học tập, tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính; xây dựng lối sống liêm chính và tuân thủ pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 11/7/2019 phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019 - 2021", góp phần đưa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng phát triển ổn định, bền vững, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả.


Theo đó, các nội dung tập trung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2020, bao gồm: Thực trạng, nguyên nhân, điều kiện tham nhũng và giải pháp phòng, chống tham nhũng; ý nghĩa, tầm quan trọng của phòng, chống tham nhũng và xây dựng đạo đức liêm chính; tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức liêm chính và phòng, chống tham nhũng; quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng; Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành; kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng trong lịch sử Việt Nam; Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng; hợp tác quốc tế của Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng; kinh nghiệm quốc tế về phòng, chống tham nhũng; tình hình, kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng; quyền, nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và công dân trong phòng, chống tham nhũng; mô hình, kinh nghiệm, gương tiêu biểu về phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính; các sự kiện, vấn đề chính trị - pháp lý - kinh tế - văn hóa - xã hội có chủ đề, nội dung về phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính.


Đề án được triển khai ở tất cả các bộ, ngành, đoàn thể trung ương và chính quyền, đoàn thể địa phương các cấp cho các đối tượng gồm: báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật; giáo viên, giảng viên các môn pháp luật, giáo dục công dân; cán bộ, công chức, viên chức; lãnh đạo doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, đơn vị nghiên cứu, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; người lao động tại cơ quan nghiên cứu, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; người lao động tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh; người dân nông thôn, dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, tiểu thương, lao động tự do. Trong đó, đối tượng tập trung ưu tiên là cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp; lãnh đạo các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp; người lao động và học sinh, sinh viên.


Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Nội vụ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được phân công trong Đề án.


Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong năm 2019 phải chỉ đạo điểm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng: mỗi bộ, ngành chọn chỉ đạo điểm 01 đơn vị trực thuộc; mỗi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chọn chỉ đạo điểm 01 địa phương trực thuộc. Từ 2019-2021, thường xuyên tổ chức và chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, đơn vị trực thuộc tổ chức đối thoại với đại diện doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, cơ quan báo chí và người dân về trách nhiệm phòng, chống tham nhũng và xây dựng đạo đức liêm chính của Nhà nước và xã hội; tổ chức các hội thảo, tọa đàm, diễn đàn, nói chuyện chuyên đề có nội dung, chủ đề về phòng, chống tham nhũng và xây dựng chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển; minh bạch, liêm chính và trách nhiệm giải trình trong hoạt động công vụ; tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính cho người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.


Căn cứ nhiệm vụ tại Đề án, các bộ, ngành, địa phương xây dựng dự toán thực hiện và tổng hợp vào dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm gửi cơ quan tài chính cùng cấp. Giao Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm chủ trì, chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện Đề án; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án; có biện pháp động viên, khen thưởng đối với tập thể, cá nhân xuất sắc trong thực hiện Đề án; trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ khi cần thiết; định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Đề án trên phạm vi toàn quốc./.

 

Nguồn: Đỗ Huy Trung (PTP. Thanh tra Phòng, chống tham nhũng)
Trang đầu Trang kế1234Trang sauTrang cuối
 
 
 
 
 
Tin mới
Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
ẢNH HOẠT ĐỘNG
Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
 
 
Về đầu trang