Quy định về xử lý các hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống tham nhũng
23/03/2020
Kế thừa Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 tiếp tục quy định về xử lý tham nhũng, trong đó quy định người có hành vi tham nhũng giữ bất kỳ chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác. Người có hành vi tham nhũng bị xử lý kỷ luật là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì bị xem xét tăng hình thức kỷ luật.
Người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, tích cực hợp tác với cơ quan có thẩm quyền, góp phần hạn chế thiệt hại, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng thì được xem xét giảm hình thức kỷ luật, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Người bị kết án về tội phạm tham nhũng là cán bộ, công chức, viên chức mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên bị buộc thôi việc; đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
Các hình thức xử lý hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống tham nhũng được quy định cụ thể như sau:
Nội dung vi phạm
Chủ thể vi phạm
Hành vi vi phạm
Hình thức xử lý
Công khai minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị
Người thực hiện nhiệm vụ, công vụ
- Vi phạm quy định về nội dung, hình thức, thời hạn thực hiện việc công khai, cung cấp thông tin, thực hiện trách nhiệm giải trình và vi phạm chế độ báo cáo về công tác PCTN.
- Không thực hiện công khai, không tổ chức họp báo, không cung cấp thông tin, không thực hiện việc giải trình, không xây dựng, không công khai báo cáo về công tác PCTN.
- Khiển trách
- Cảnh cáo
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị
Vi phạm trong việc tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện công khai, minh bạch
Cảnh cáo
Chế độ, định mức, tiêu chuẩn
Người cho phép hoặc người tự ý sử dụng
Sử dụng trái quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn
Cảnh cáo
Người sử dụng trái quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn
- Trường hợp không biết việc sử dụng đó là trái quy định.
- Trường hợp biết hoặc buộc phải biết việc sử dụng đó là trái quy định.
- Khiển trách.
- Cảnh cáo
Quy định về Xung đột lợi ích
Người thực hiện nhiệm vụ, công vụ
Nếu biết hoặc buộc phải biết về tình huống xung đột lợi ích của mình mà không báo cáo
Nếu tiếp tục vi phạm hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng
Khiển trách
Cảnh cáo
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị
Nếu biết hoặc buộc phải biết có xung đột lợi ích mà không áp dụng các biện pháp kiểm soát xung đột lợi ích
Nếu tiếp tục vi phạm hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng
Khiển trách,
Cảnh cáo
Quy định về báo cáo, xử lý báo cáo về hành vi tham nhũng
Người thực hiện nhiệm vụ, công vụ
Khi phát hiện hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mà không báo cáo
Nếu tiếp tục vi phạm hoặc vi phạm lần đầu nhưng để xảy ra vụ việc tham nhũng nghiêm trọng
Khiển trách
Cảnh cáo
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị
Khi nhận được báo cáo về hành vi tham nhũng nhưng không xử lý.
Nếu tiếp tục vi phạm hoặc vi phạm lần đầu nhưng để xảy ra vụ việc tham nhũng nghiêm trọng
Hoặc để xảy ra vụ việc tham nhũng rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng
Khiển trách
Cảnh cáo
Cách chức
Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn
Người có chức vụ, quyền hạn
- Có hành vi nhũng nhiễu trong giải quyết công việc; sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị
- Người đã bị xử lý bằng hình thức khiển trách nhưng tiếp tục vi phạm; người tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác trong nước và nước ngoài về công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết
- Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác; người thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác
- Khiển trách
- Cảnh cáo
- Cách chức hoặc buộc thôi việc
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị
- Có hành vi bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, đơn vị.
Nếu tiếp tục vi phạm thì xử lý hình thức
- Góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
- Cảnh cáo
Cách chức
- Cách chức
Để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, đơn vị do mình quản lý
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị
- Nếu để xảy ra vụ việc tham nhũng ít nghiêm trọng.
- Nếu để xảy ra vụ việc tham nhũng nghiêm trọng hoặc nhiều vụ việc tham nhũng ít nghiêm trọng.
- Nếu để xảy ra vụ việc tham nhũng rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc nhiều vụ việc tham nhũng nghiêm trọng.
- Khiển trách
- Cảnh cáo
- Cách chức
Việc quy định mang tính nguyên tắc xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống tham nhũng thể hiện sự nghiêm minh trong xử lý tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng, góp phần tăng cường hiệu quả thực thi Luật Phòng, chống tham nhũng và hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng
Nguồn: Đỗ Huy Trung (PTP. Thanh tra phòng, chống tham nhũng)
Tin liên quan:
Trong 05 năm qua, công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) tiếp tục được Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, các biện pháp phòng ngừa tham nhũng được triển khai đồng bộ, hiệu quả; vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTN được quan tâm, chú trọng; bên cạnh đó công tác kiểm tra, thanh tra tăng cường nhằm phát hiện các hành vi tham nhũng để kịp thời xử lý theo quy định pháp luật, ngăn chặn các hậu quả, thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra; tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan tố tụng, đẩy mạnh xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng theo quy định của pháp luật; phát huy vai trò Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội các cấp và Nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Trên cơ sở định hướng của Thanh tra Chính phủ về định hướng xác minh tài sản, thu nhập năm 2023 theo Văn bản số 2220/TTCP-C.IV ngày 15/12/2022 của Thanh tra Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt nội dung xác minh tài sản, thu nhập năm 2023 tại Văn bản số 7442/VPUBND-NC ngày 30/12/2022 của Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trước hết là của cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền và cơ quan chức năng ở các cấp.
Quy định số 65-QĐ/TW, ngày 03/02/2017 của Ban Bí thư quy định nội dung, phương thức, trách nhiệm của các ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy, tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan trong việc chỉ đạo, định hướng cung cấp thông tin tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng; trách nhiệm của cơ quan báo chí, tuyên truyền trong thực hiện chỉ đạo, định hướng thông tin tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng.
Thực hiện chương trình công tác, kế hoạch thanh tra năm 2022, các cấp, các ngành, tổ chức, đơn vị đã triển khai thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng trong 06 tháng đầu năm 2022 trên địa bàn tỉnh An Giang đạt được những kết quả chủ yếu:
Thực hiện Kế hoạch số 442/KH-TTCP ngày 31/3/2021 của Thanh tra Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 245/KH-UBND ngày 29/4/2022 thực hiện đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh năm 2021; đồng thời thành lập Tổ đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng của tỉnh năm 2021 tại Quyết định số 961/QĐ-UBND ngày 11/5/2022.
Trên cơ sở bám sát chương trình, kế hoạch năm 2022, các cấp, các ngành, các tổ chức, đơn vị đã triển khai thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng trong Quý I/2022 đạt được những kết quả sau:
Trong khuôn khổ thực hiện dự án Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, ngày 11/7/2019 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 861/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019 - 2021”, với mục tiêu tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, ý thức chấp hành, học tập, tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính; xây dựng lối sống liêm chính và tuân thủ pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; đưa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng phát triển ổn định, bền vững, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả; góp phần tích cực cải thiện tình hình tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng.
Thực hiện Quy định số 65-QĐ/TW, ngày 03/02/2017 của Ban Bí thư, ngày 13/6/2017, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 29-KH/TU, theo đó, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 433/KH-UBND ngày 21/7/2017 để triển khai thực hiện Kế hoạch số 29-KH/TU. Qua triển khai thực hiện trong năm 2020, đạt được những kết quả chủ yếu:
Thực hiện Công điện số 724/CĐ-TTg ngày 17/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh ban hành Công văn số 618/UBND-NC ngày 09/7/2019 để triển khai thực hiện, qua triển khai đã đạt được những kết quả chủ yếu: