Cổng thông tin điện tử Thanh Tra tỉnh An Giang    
 
 
 
 
 
 
 
Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
 
 
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật
Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công
29/04/2020

Theo đó, đối tượng áp dụng, gồm: Cơ quan nhà nước; đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân; đơn vị sự nghiệp công lập; cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam; tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội; doanh nghiệp, tổ chức khác có liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản công; cá nhân; người có thẩm quyền xử phạt và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công.


Nguyên tắc xác định mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của mức tối đa và mức tối thiểu của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó. Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt; tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ được thực hiện theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012.


Các hành vi vi phạm hành chính về đầu tư, mua sắm tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, gồm: Thực hiện mua sắm tài sản khi không có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền; không thực hiện mua sắm tập trung đối với các loại tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung; đầu tư, mua sắm tài sản vượt tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền được thực hiện xử phạt theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP.


Mặt khác, Thông tư cũng quy định các hành vi vi phạm hành chính về đi thuê tài sản; về sử dụng tài sản công; về đăng nhập và sử dụng số liệu về tài sản công; về trang cấp, giao, sử dụng và xử lý tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước, gồm: Thực hiện đi thuê tài sản khi không có quyết định về thuê tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền hoặc vượt tiêu chuẩn, định mức hoặc sai quy định thuê tài sản để phục vụ công tác quản lý của các dự án sử dụng vốn nhà nước; sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết khi không có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền; sử dụng số liệu về tài sản công trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công vào mục đích cá nhân mà không được cơ quan có thẩm quyền quản lý cơ sở dữ liệu đó cho phép; mua sắm tài sản khi chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc vượt tiêu chuẩn, định mức; không thực hiện mua sắm tập trung đối với các loại tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung; giao tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước vượt tiêu chuẩn, định mức; trao đổi, chiếm đoạt, sử dụng tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước không đúng quy định, không đúng mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết; không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với các tài sản do chuyên gia của dự án, nhà thầu tư vấn giám sát chuyển giao cho Chính phủ Việt Nam; bán, điều chuyển, thanh lý, tiêu hủy tài sản khi chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền được thực hiện xử phạt theo quy định tại Điều 7, 13, 17, 18, 19 và 20 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP.


Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/6/2020, thay thế Thông tư số 07/2014/TT-BTC ngày 14/01/2014 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo quy định tại Nghị định số 192/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ.

 

Nguồn: Nguyễn Văn Bé Tư (Phòng GS, KT&XLSTT)
Trang đầu Trang kế12345Trang sauTrang cuối
 
 
 
 
 
Tin mới
Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
ẢNH HOẠT ĐỘNG
Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
 
 
Về đầu trang