Cổng thông tin điện tử Thanh Tra tỉnh An Giang    
 
 
 
 
 
 
 
Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
 
 
Giám sát, kiểm tra và xử lý sau Thanh tra
Một số giải pháp nâng cao hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra
30/03/2020

 

Quá trình theo dõi, đôn đốc thực hiện kết luận thanh tra trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, cho thấy công tác xử lý sau thanh tra được thực hiện đầy đủ, kịp thời: Khi kết luận thanh tra được ban hành, các cơ quan, đơn vị, cơ quan thanh tra đã chủ động cập nhật các thông tin, số liệu có liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra, tổ chức tiến hành theo dõi, đôn đốc thực hiện theo quy định, góp phần tăng tỷ lệ hoàn thành thực hiện kết luận thanh tra; sự phối hợp giữa các chủ thể có liên quan trong tổ chức thực hiện kết luận thanh tra chặt chẽ, kịp thời. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện kết luận thanh tra do các nguyên nhân sau:  


Thứ nhất, Thủ trưởng cơ quan quản lý đối tượng thanh tra chưa thực sự quan tâm đến việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm các kiến nghị xử lý sau thanh tra, nhất là việc thu hồi tiền, tài sản và xử lý cán bộ có vi phạm phát hiện qua thanh tra.


Thứ hai, kết luận thanh tra được ban hành có kiến nghị chưa mang tính khả thi cao, còn chung chung, chưa chỉ rõ những tập thể, cá nhân vi phạm, chưa phù hợp với thực tiễn diễn biến quá trình phát triển kinh tế, xã hội dẫn đến vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện việc xử lý sau thanh tra.


Thứ ba, kết luận thanh tra kiến nghị thu hồi tiền và diện tích đất có giá trị, số lượng lớn còn tồn đọng, chậm được thực hiện, chưa kiên quyết áp dụng đầy đủ quy trình theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra.


Thứ tư, một số trường hợp đối tượng không có khả năng tài chính để nộp lại khoản tiền đã được kiến nghị thu hồi do không còn hoạt động hoặc chấp hành nghiêm việc xử phạt vi phạm.


Từ những nguyên nhân trên dẫn đến một số kết luận thanh tra chưa được thực hiện hoàn thành, còn kéo dài. Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác xử lý sau thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, cần: ban hành văn bản chỉ đạo tổ chức thực hiện kết luận thanh tra theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 33/2015/NĐ-CP ngày 27/3/2015 của Chính phủ Quy định việc thực hiện kết luận thanh tra; gắn trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra với công tác xử lý sau thanh tra; đồng thời nâng cao chất lượng các cuộc thanh tra như xác lập các biên bản phải chặt chẽ, đảm bảo đầy đủ tính pháp lý để làm căn cứ phục vụ cho việc ban hành kết luận; việc xây dựng báo cáo kết quả thanh tra phải kịp thời, chính xác đầy đủ các nội dung thanh tra và phù hợp với quy định của pháp luật; tăng cường hoạt động theo dõi, đôn đốc bằng hình thức trực tiếp đối với việc thực hiện kết luận, đơn vị được thanh tra phải phối hợp với cơ quan đơn vị có liên quan xây dựng kết hoạch tổ chức thực hiện kết luận thanh tra, trong đó xác định rõ nội dung, bộ phận, thời gian thực hiện; đẩy mạnh công tác kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị tồn đọng để có biện pháp xử lý nhằm hoàn thành sớm nhất việc thực hiện các kết luận thanh tra; rà soát những bất cập, chưa phù hợp về cơ chế, chính sách trong quá trình thực hiện kết luận thanh tra để kịp thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc

 

Nguồn: Phùng Chí Huy (PTP. Giám sát, kiểm tra và xử lý sau thanh tra)
  • Tin liên quan:
Trang đầu Trang kế1Trang sauTrang cuối
 
 
 
 
 
Tin mới
Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
ẢNH HOẠT ĐỘNG
Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
 
 
Về đầu trang