Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử Thanh tra Tỉnh An Giang

Cổng thông tin điện tử

Thanh tra Tỉnh An Giang

NGHIỆP VỤ THANH TRA, GQKNTC

Thực tiễn áp dụng thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra và một số kiến nghị

07/09/2016

(ThanhtraVietNam) - Thủ tục hành chính đóng vai trò quan trọng là bảo đảm pháp lý cho các cơ quan nhà nước tiến hành các hoạt động quản lý hành chính nhà nước thực hiện đúng đắn các quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức. Nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra nhằm làm rõ những điểm tích cực và những nguyên nhân, tồn tại, hạn chế, qua đó, đánh giá, đề xuất, kiến nghị hoàn thiện thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nói chung và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước nói riêng.

(ThanhtraVietNam) - Thủ tục hành chính đóng vai trò quan trọng là bảo đảm pháp lý cho các cơ quan nhà nước tiến hành các hoạt động quản lý hành chính nhà nước thực hiện đúng đắn các quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức. Nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra nhằm làm rõ những điểm tích cực và những nguyên nhân, tồn tại, hạn chế, qua đó, đánh giá, đề xuất, kiến nghị hoàn thiện thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nói chung và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước nói riêng.

 

Kể từ khi Luật Thanh tra 2010 được ban hành đến nay, trên cơ sở các quy định pháp luật về thủ tục tiến hành hoạt động thanh tra nhà nước, hoạt động thanh tra qua mỗi năm, các kết quả đạt được ngày càng khả quan. Thực tế cho thấy qua thanh tra, ngành Thanh tra đã phát hiện, xử lý nhiều vi phạm pháp luật, đồng thời kiến nghị chấn chỉnh, khắc phục những bất cập, sơ hở trong quản lý, trong ban hành chính sách, pháp luật. Công tác giám sát, thẩm định, xử lý sau thanh tra được tăng cường nên các kết luận thanh tra đảm bảo chính xác, khả thi hơn, tỷ lệ thu hồi tiền và tài sản đạt kết quả cao hơn các năm trước.

 

Tuy nhiên, cũng qua thực hiện thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra cho thấy nhiều cuộc thanh tra chậm ban hành kết luận; việc thu hồi tiền, tài sản qua thanh tra tuy có chuyển biến nhưng nhìn chung tỷ lệ chưa cao. Một số địa phương, Bộ, ngành chỉ đạo, điều hành công tác thanh tra còn thiếu quyết liệt, chưa sâu sát; một số quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động thanh tra còn bất cập, chậm được ban hành, sửa đổi bổ sung. Thủ tục hành chính trong nhiều trường hợp chưa bảo đảm sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ trong công tác thanh tra.

 

Những hạn chế của hoạt động thanh tra chủ yếu do nhận thức của một số cán bộ thanh tra về vị trí, vai trò, bản chất của thanh tra trong thời kỳ đổi mới của đất nư­ớc với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trư­ờng và xây dựng Nhà nư­ớc pháp quyền còn chư­a đầy đủ và thống nhất;thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra nói chung chưa được quy định chi tiết và chặt chẽ, hoạt động thanh tra chưa được kiểm soát tốt, do đó chưa kịp thời phát hiện và chấn chỉnh các vi phạm trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra. Bên cạnh đó, hiện naypháp luật về cán bộ, công chức, công vụ ở nư­ớc ta còn nhiều bất cập và chư­a ổn định. Luật Cán bộ công chức đ­ược ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2010 như­ng ­các nhà làm luật vẫn lúng túng trong việc xác định phạm vi thuộc cán bộ, công chức. Quan niệm về phạm vi công chức có nhiều điểm không hoàn toàn phù hợp với quan niệm chung của khoa học Luật Hành chính. Điều đó gây bất cập cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra.Ngoài ra, cũng phải kể đến một số nguyên nhân khác ảnh hư­ởng đến hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra như­ việc thanh tra chư­a đ­ược tổ chức một cách khoa học, th­ường xuyên, chưa lựa chọn đúng mục đích; một số cơ quan thanh tra còn né tránh việc kiến nghị xử lý hoặc xử lý kết luận…

 

Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn áp dụng thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra, bước đầucần có nhữngđề xuất hướng hoàn thiện thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra, cụ thể:

 

Thứ nhất, cần phải quán triệt quan điểm khoa học về vai trò của thủ tục hành chính trong việc quyết định đến hiệu quả của hoạt động thanh tra. Thanh tra cần phải có kinh nghiệm, nhưng để bảo đảm pháp chế trong hoạt động thanh tra thì trước hết cần nhận thức đúng vai trò của thủ tục với tính cách là bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện đúng đắn hoạt động thanh tra nhà nước. Coi các quy phạm thủ tục như một yếu tố quan trọng thể hiện vai trò và trách nhiệm của những công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra và những cá nhân, tổ chức tham gia vào quan hệ pháp luật thanh tra.

 

Hơn thế nữa, tôn trọng và bảo đảm thực thi các quy định thủ tục là các đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền và của việc bảo đảm quyền và lợi ích của cơ quan, tổ chức, của các cá nhân trong hoạt động thanh tra. Vấn đề là cần phải xây dựng, hình thành được quan niệm mới và đầy đủ về thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra, từ đó, hoạt động áp dụng pháp luật thủ tục trong thanh tra mới đạt được yêu cầu và mục đích đề ra.

 

Thứ hai, cần có tư duy mới về vấn đề thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra. Nếu xem xét các quy định pháp luật trong Luật Thanh tra và các văn bản pháp luật hướng dẫn khác về thủ tục trong thanh tra, thì có thể dễ đi đến nhận xét rằng các quy định này ít nhiều mang tính nội bộ, điều chỉnh khá đơn giản. Trong khi đó, đòi hỏi đối với hoạt động thanh tra là phải chi tiết, chặt chẽ, logic, công khai, ràng buộc chặt chẽ hành vi của người tiến hành hoạt động thanh tra. Có thể nói, đây là điểm yếu rất lớn của thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra. Pháp luật về thủ tục hành chính do đó cần phải xác định lại cơ cấu, quan điểm xác định thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra.

 

Thứ ba, để thực hiện thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra, công tác chỉ đạo, tổ chức hoạt động thanh tra trong bộ máy cơ quan thanh tra từ Trung ương đến địa phương cần phải được tiến hành khoa học, có bài bản, cần khắc phục cách làm việc có tính chất nội bộ để thanh tra thực sự đưa lại hiệu quả cao và có tính khả thi. Hạn chế sự tác động quá sâu của các cơ quan quản lý nhà nước vào công tác thanh tra, từ quá trình xây dựng kế hoạch đến quá trình tiến hành các bước trong hoạt động thanh tra. Tạo cơ chế chủ động, chỉ tuân theo pháp luật trong tổ chức, hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước.

 

Thứ tư, để việc áp dụng thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra được thực hiện tốt, bên cạnh nghiệp vụ thanh tra, trong công tác đào tạo cán bộ, công chức thanh tra cần phải chú trọng vấn đề đào tạo cho họ về kiến thức pháp lý. Quản lý nhà nước bằng pháp luật, đó là nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì vậy, người làm công tác thanh tra chính là nhân tố quan trọng, trực tiếp sử dụng thủ tục như một công cụ để thực hiện nhiệm vụ, công vụ của mình, do vậy, đòi hỏi cán bộ thanh tra phải là người có hiểu biết sâu pháp luật, đặc biệt là các quy định về trình tự thủ tục cũng như các kiến thức pháp lý chuyên ngành. Vì vậy, hoạt động đào tạo bồi dưỡng kỹ năng, pháp lý cho cán bộ thanh tra là một công tác cần thiết, hỗ trợ cán bộ thanh tra thực hiện quyền và trách nhiệm của mình một cách đúng đắn, hiệu quả.

 

Có thể nói, thanh tra là hoạt động rất dễ dẫn đến các tiêu cực nếu cán bộ, công chức làm công tác thanh tra thiếu phẩm chất đạo đức cần thiết. Vì thế, công tác tuyển chọn cán bộ, công chức, bồi dưỡng, rèn luyện về phẩm chất đạo đức của người làm công tác thanh tra phải được lựa chọn kỹ lưỡng.

 

Thứ năm,áp dụng thủ tục trong hoạt động thanh tra là hoạt động liên quan trực tiếp đến yếu tố quyền lực nhà nước. Vì vậy, hoạt động này cũng cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ.

 

Trong cơ chế quyền lực nhà nước nước ta, có nhiều cơ chế bảo đảm việc thực hiện đúng đắn việc sử dụng quyền lực nhà nước trong hoạt động thanh tra mà tiêu chí cơ bản của nó là việc thực hiện đúng đắn các quy định pháp luật về thủ tục thanh tra. Đó là giám sát của các cơ quan quyền lực nhà nước như: Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; kiểm tra của cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp, cấp trên đối với hoạt động tuân thủ pháp luật về thủ tục hành chính và các quy định pháp luật khác của cơ quan thanh tra; giám sát của các tổ chức xã hội, của công dân…Các cơ chế này cần phải được phát huy tác dụng.

 

Thứ sáu, để hoạt động áp dụng pháp luật nói chung và áp dụng thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra nói riêng được thực hiện đúng đắn và có hiệu quả, thì điều rất quan trọng là có sự thưởng phạt công minh đối với việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của các cán bộ làm công tác thanh tra - các hoạt động thanh tra trên cơ sở quy định thủ tục hành chính.

 

Thứ bảy, để pháp luật về thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra được thực hiện tốt, vấn đề rất quan trọng là cần tạo các điều kiện vật chất và ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động áp dụng thủ tục này. Do vậy, những vấn đề liên quan đến công sở, phương tiện hoạt động và cả chế độ đối với cán bộ, công chức cũng là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh tra. Kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế; chuẩn hóa, nâng cao phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; nâng cao chất lượng các mặt công tác, đặc biệt là tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng và xử lý sau thanh tra trên cơ sở các quy định của Luật Thanh tra và các văn bản pháp luật có liên quan. Bên cạnh đó, cần tăng cường tính hệ thống của ngành Thanh tra theo hướng quản lý tập trung, thống nhất về tổ chức, biên chế; nâng cao vai trò của các cơ quan thanh tra trong quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tăng cường tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Thanh tra. Xác lập địa vị pháp lý của các cơ quan thanh tra phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tăng cường tính tập trung, thống nhất, chủ động và tự chịu trách nhiệm trong tổ chức và hoạt động của ngành Thanh tra; xây dựng ngành Thanh tra, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thanh tra chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.

 

Tóm lại, việc thực thi Hiến pháp năm 2013 và việc thực hiện Chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đang đặt ra yêu cầu đối với ngành Thanh tra thực hiện hiệu quả hơn các chức năng, nhiệm vụ về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, góp phần kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường cũng như hội nhập quốc tế đòi hỏi ngành Thanh tra cần phải đổi mới tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động nhằm theo kịp và phù hợp với yêu cầu của sự phát triển và hội nhập quốc tế. Đồng thời, thực hiện đầy đủ, hiệu quả các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.Trong đó, việc áp dụng thủ tục hành chính cũng là một trong những yếu tố có vai trò quyết định đến chất lượng, hiệu quả của một cuộc thanh tra, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến vai trò quản lý của các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Vì vậy việc đánh giá thực tiễn áp dụng thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết, đóng góp cơ sở lý luận và thực tiễn cho công tác thanh tra nói riêng và trong công tác quản lý nhà nước nói chung./.

 

thanhtravietnam.vn (Ths. Nguyễn Thị Hồng Thúy - Trường Cán bộ thanh tra - TTCP)

Thực tiễn áp dụng thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra và một số kiến nghị

Liên Kết Website

1

Bà: Võ Thị Siêu

(Chánh thanh tra)

Điện thoại: 0918.527.426

Email: vtsieu@angiang.gov.vn

2

Ông: Huỳnh Thanh Quang

(Chánh văn phòng)

Điện thoại: 0946.822.741

Email: htquang@angiang.gov.vn

  • Tổ kiểm tra công vụ

    ĐT: 02963 957 049 - 01678 247 247

    Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn

  • Phòng Kiểm tra TTHC VP.UBND AG

    ĐT: 02963 957 006

    Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn

  • Chi tiết

1

Bà: Võ Thị Siêu

(Chánh thanh tra)

Điện thoại: 0918.527.426

Email: vtsieu@angiang.gov.vn