Chủ thể tố cáo phải là công dân và cần phải được xác định họ tên, địa chỉ cụ thể
11/07/2017
Tố cáo là lĩnh vực phức tạp, được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, đồng thời xác định giải quyết tố cáo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan nhà nước và là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết tố cáo là nội dung quan trọng trong việc đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước và cải cách hành chính nhà nước.
Trong thực tiễn cho thấy, chủ thể thực hiện việc tố cáo rất đa dạng, nhưng chủ thể là cơ quan, tổ chức tuy có nhưng rất ít, nội dung tố cáo này thường thiên về phản ánh, kiến nghị. Việc xác định tố cáo có thực sự thể hiện ý chí của pháp nhân hay chỉ là nhóm cá nhân mượn danh nghĩa cơ quan, tổ chức cũng là công việc phức tạp, mất nhiều thời gian, khó quy trách nhiệm cá nhân (nhất là khi xác định trách nhiệm của người tố cáo trong trường hợp cố tình tố cáo sai, tố cáo trái pháp luật)…. , về loại hình cơ quan, tổ chức cũng đa dạng, do đó việc quy định phương thức, thủ tục, trình tự tố cáo và giải quyết tố cáo chung cho mọi loại cơ quan, tổ chức là hết sức khó khăn.
Việc thực hiện quyền tố cáo của một chủ thể sẽ làm phát sinh những hậu quả pháp lý và trách nhiệm gắn với cá nhân (nghĩa vụ phải đi đôi với quyền hạn). Nên quy định công dân (cá nhân) có quyền tố cáo là phù hợp với Hiến pháp và chính sách hình sự của nước ta - cá thế hoá trách nhiệm hình sự. Người tố cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi tố cáo của mình, nếu tố cáo sai sự thật thì phải bị xử lý về hành chính hoặc hình sự tùy theo tính chất và mức độ vi phạm.
Vì vậy, nếu quy định cơ quan, tổ chức có quyền tố cáo thì có thể làm phát sinh những vấn đề phức tạp, chưa lường hết được những tác động liên quan đến cách thức để các chủ thể này thực hiện quyền tố cáo. Do vậy, Luật tố cáo quy định chỉ công dân có quyền tố cáo.
Điểm a Khoản 2 Điều 9, Khoản 2, Khoản 3 Điều 19 Luật tố cáo quy định: người tố cáo có nghĩa vụ nên rõ họ, tên, địa chỉ của mình, trường hợp nếu tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận ghi lại việc tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản. Quy định này nhằm mục đích nâng cao ý thức trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền tố cáo. Bên cạnh những trường hợp tố cáo mang tính xây dựng, tích cực thì cũng có không ít người lợi dụng quyền tố cáo để tố cáo sai sự thật, tố cáo tràn lan, không có căn cứ, gây phức tạp, mất đoàn kết nội bộ, làm tốn kém cả thời gian và công sức cho các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong việc xem xét, giải quyết. Bên cạnh đó, Điều 20 Luật tố cáo cũng đã quy định nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết thì phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và quyết dịnh việc thụ lý hay không thụ lý giải quyết tố cáo. Như vậy, từ quy định về nghĩa vụ của người tố cáo tại Điều 9 Luật tố cáo, hình thức tố cáo tại Điều 19 Luật tố cáo, tiếp nhận và xử lý thông tin tố cáo tại Điều 20 Luật tố cáo thì chỉ những tố cáo rõ họ, tên, địa chỉ của người tố cáo mới được cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Tuy nhiên, việc xử lý đơn tố cáo cần lưu ý thực hiện đúng các quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-TTCP quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh ngày 31/10/2014 của Thanh tra Chính phủ như sau:
Điều 17. Đơn tố cáo xuất phát từ việc khiếu nại không đạt được mục đích
Đối với đơn tố cáo xuất phát từ việc khiếu nại không đạt được mục đích, công dân chuyển sang tố cáo đối với người giải quyết khiếu nại nhưng không cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho việc tố cáo của mình thì cơ quan, người có thẩm quyền không thụ lý giải quyết nội dung tố cáo.
Điều 19. Đơn tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ người tố cáo nhưng có nội dung rõ ràng, kèm theo các thông tin, tài liệu, bằng chứng về hành vi tham nhũng, hành vi tội phạm
Khi nhận được đơn tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ người tố cáo nhưng có nội dung rõ ràng, kèm theo các thông tin, tài liệu, bằng chứng chứng minh nội dung tố cáo hành vi tham nhũng, hành vi tội phạm thì người xử lý đơn báo cáo thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị xử lý theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, pháp luật tố tụng hình sự.
(Có tham khảo Tài liệu tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn theo Đề án 1-113 của Thanh tra Chính phủ)
Nguồn: Huỳnh Thanh Quang - Trưởng phòng TT. KNTC
Tin liên quan:
Luật Tố cáo năm 2018 có hiệu lực ngày 01/01/2019 thay thế Luật Tố cáo năm 2011. Đây là đạo luật quan trọng, thể chế hoá quyền tố cáo của công dân được quy định tại Điều 30 Hiến pháp năm 2013, tạo điều kiện để người dân thực hiện quyền dân chủ trực tiếp, phát hiện cho Nhà nước để kịp thời ngăn chặn và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật, nhất là những hành vi tham nhũng, tiêu cực, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên qua nghiên cứu về quy định “Người đại diện” trong trường hợp “Người tố cáo không có đủ năng lực hành vi dân sự” theo Điểm b, Điều 29 của Luật Tố cáo năm 2018 đã có một số vấn đề cần phải được nghiên cứu và quy định cụ thể hơn thì mới áp dụng được trong thực tiễn
Ngày 16/10/2014, Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư 05/2014/TT-TTCP Quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra (TT 05/2014/TT-TTCP ) thay thế Thông tư số 02/2010/TT-TTCP ngày 02/3/2010 của Tổng Thanh tra ban hành Quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra.
Nhiệm vụ thẩm định dự thảo kết luận thanh tra của Thanh tra tỉnh trong thời gian qua đã góp phần nâng cao chất lượng các kết luận thanh tra, bảo đảm việc ban hành kết luận thanh tra được chính xác, khách quan, có tính khả thi và đúng quy định pháp luật. Trong thời gian qua, nhiệm vụ thẩm định dự thảo kết luận đã đạt được những kết quả nhất định, song công tác thẩm định dự thảo kết luận thanh tra cần phải sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện, nâng cao chất lượng thẩm định. Vì vậy, ngày 07/5/2018, Chánh Thanh tra tỉnh ban hành Quyết định số 68/QĐ-TTT Quy trình thẩm định dự thảo kết luận thanh tra tại Thanh tra tỉnh An Giang thay thế Quyết định số 34/QĐ-TTT ngày 23/3/2017.
Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại là một trong những chế định quan trọng được quy định trong Luật Khiếu nại, trong đó, người khiếu nại có quyền được người khác đại diện hợp pháp cho mình để thực hiện việc khiếu nại. Vì vậy, khi người đại diện tham gia quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại thì những nội dung và chứng cứ người đại diện cung cấp là cơ sở pháp lý quyết định đến nội dung giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ của người khiếu nại. Do đó, việc xem xét ban đầu tính pháp lý của hồ sơ về tư cách đại diện là khâu rất quan trọng để người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại chấp nhận đúng tư cách hợp pháp của người đại diện.
Tố cáo và giải quyết tố cáo hiện nay là một trong những vấn đề trọng tâm được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đặc biệt quan tâm bởi tính nhạy cảm và tác dụng tích cực cần thiết đối với công cuộc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện một nhà nước Việt Nam trong sạch, vững mạnh, năng động và hiện đại. Để từng bước xử lý tốt vấn đề tố cáo, pháp luật về tố cáo hiện hành cơ bản đã bổ sung nhiều quy định rõ và cụ thể hơn so với Luật Khiếu nại, tố cáo ban hành năm 1998 và được sửa đổi, bổ sung năm 2004, năm 2005. Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tiễn, pháp luật tố cáo còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, trong đó có vấn đề xử lý việc rút tố cáo
Trong những năm qua, công tác giải quyết khiếu nại trên địa bàn tỉnh An Giang rất được chú trọng và quan tâm tích cực từ các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, công chức và tổ chức có liên quan. Từ đó, hiệu quả giải quyết khiếu nại, nhất là việc giải quyết kịp thời, dứt điểm đối với đơn thẩm quyền mới phát sinh trong lĩnh vực thu hồi đất để thực hiện các dự án là rất khả quan, trong đó, thành phố Long Xuyên là địa phương điển hình có kết quả giải quyết cao trong năm 2017
Luật Đất đai năm 2013 có nhiều điểm mới, quy định cụ thể, đầy đủ các nội dung liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất, công tác quản lý Nhà nước về đất đai,… phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong tình hình mới và hội nhập quốc tế. Theo đó, đã quy định cụ thể về các trường hợp nhà nước thu hồi giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất; đồng thời, trình tự thủ tục thu hồi GCN được quy định theo Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai và hiện nay có Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai).
Nhằm cụ thể về trình tự, thủ tục tiến hành thẩm định Dự thảo kết luận thanh tra của Thanh tra tỉnh hoặc Dự thảo kết luận thanh tra của Đoàn thanh tra do Thanh tra tỉnh tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập, ngày 23/3/2017, Chánh Thanh tra tỉnh An Giang đã ban hành Quyết định số 34/QĐ-TTT Quy trình thẩm định Dự thảo kết luận thanh tra tại Thanh tra tỉnh; Quy trình này gồm 03 chương, 13 điều. Theo đó, nội dung thẩm định Dự thảo kết luận thanh tra gồm ba nội dung chính: Công tác chuẩn bị thẩm định, công tác tiến hành thẩm định và kết thúc việc thẩm định.
Đẩy mạnh công tác theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra theo quy định tại Thông tư số 01/2013/TT-TTCP ngày 12/3/2013 của Thanh tra Chính phủ và Nghị định số 33/2015/NĐ-CP ngày 27/3/2015 của Chính phủ; ngày 10/02/2017, UBND tỉnh tiếp tục ban hành Văn bản số 169/UBND-NC về việc thực hiện kế hoạch thanh tra và theo dõi việc thực hiện kết luận thanh tra
Bảo vệ bí mật nhà nước vừa là nghĩa vụ của cán bộ, công chức theo Luật Cán bộ, Công chức, đồng thời cũng là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong hoạt động của tất cả các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên liên quan. Bí mật nhà nước thuộc nhiều lĩnh vực như chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học công nghệ, đối ngoại và một số lĩnh vực khác không công bố hoặc chưa công bố. Nếu bí mật Nhà không được quan tâm và thực hiện bảo mật đúng quy định thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức và gây nguy hại đến sự tồn tại và phát triển của đất nước. Chính vì tầm quan trọng của công tác này nên Nhà nước liên tục ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định và hướng dẫn thực hiện, trong đó đã quy định rất cụ thể các quy định đối hoạt động của ngành Thanh tra.