Hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong theo dõi, quản lý thông tin tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
12/07/2022
Thực tiễn công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cạo tại tỉnh An Giang cho thấy bình quân mỗi năm toàn tỉnh tổ chức tiếp trên 8.200 lượt người; xử lý trên 2.400 đơn thư; thụ lý trên 300 đơn thuộc thẩm quyền. Bên cạnh đó toàn tỉnh còn thực hiện việc kiểm tra, rà soát, tham mưu giải quyết hàng trăm vụ việc khiếu nại, phức tạp kéo dài, quản lý, lưu trữ trên 4.000 hồ sơ giải quyết khiếu nại, giải quyết tranh chấp đất đai. Với những đặc điểm tình hình nêu trên đã làm cho việc thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư ở một số cơ quan tại địa phương mất nhiều thời gian, công sức để xử lý. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại chưa cao, vẫn có sự trùng lắp, chồng chéo trong xử lý, thông tin không nhất quán, gây lãng phí công sức, kinh phí và thời gian của người dân lẫn cơ quan nhà nước.
Năm 2018, Thanh tra Chính phủ đưa vào vận hành phần mềm Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, Thanh tra tỉnh đã phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai tập huấn đưa phần mềm vào sử dụng tại các cơ quan trên địa bàn tỉnh An Giang. Qua thực tiễn ứng dụng phần mềm tại Thanh tra tỉnh cho thấy hiệu quả mang lại là rất lớn, lãnh đạo cơ quan có thể theo dõi tình hình tiếp dân, xử lý đơn thư trên hệ thống, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn có thể tra cứu thông tin việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người dân, theo dõi việc tham gia xử lý đơn của các cơ quan liên quan trên hệ thống phần mềm, công tác tổng hợp báo cáo được nhanh chóng, số liệu chính xác..., cung cấp thông tin kịp thời cho bộ, ngành Trung ương về tiến độ xử lý các vụ việc khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh An Giang.
Bên cạnh những hiệu quả mang lại của việc ứng dụng Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong công tác tiếp dân, xử lý đơn thư thì hiện tại vẫn còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng CNTT trong công tác này, dẫn đến hiệu quả mang lại chưa cao, cụ thể:
- Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng hiện nay chỉ áp dụng cho các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện. Tuy nhiên, đối với UBND xã, phường, thị trấn, các cơ quan tư pháp, các cơ quan Ban, Đảng, Đoàn thể, cơ quan ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh chưa thể tiếp cận và khai thác thông tin trên phần mềm.
- Quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các văn bản hướng dẫn liên quan đến công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo có sự thay đổi nên quy trình xử lý, biểu mẫu thống kê trên Hệ thống phần mềm chưa phù hợp với thực tế.
- Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có văn bản pháp lý nào quy định việc xử lý, cập nhật, khai thác thông tin trên Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng để áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc, giúp địa phương chủ động trong việc quản lý, vận hành sử dụng Phần mềm, nhằm tạo thuận lợi trong quá trình triển khai áp dụng.
- Cán bộ được giao phụ trách công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư chưa nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc ứng dụng Phần mềm mang lại, chưa mạnh dạn đổi mới, một số nơi còn quản lý thủ công (ghi Sổ). Bên cạnh đó, pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn còn quy định mở, có thể chọn lựa phương pháp trong quá trình thực hiện đó là ghi vào Sổ hoặc nhập thông tin vào Phần mềm. Do đó, quy định việc ứng dụng CNTT để theo dõi, quản lý thông tin tiếp công dân, xử lý đơn thư là không bắt buộc, cụ thể:
+ Tại Thông tư 04/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình tiếp công dân (khoản 5 Điều 7) quy định tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh: "Việc tiếp nhận, ghi chép nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và việc hướng dẫn công dân viết đơn phải được ghi vào Sổ tiếp công dân hoặc được nhập vào phần mềm cơ sở dữ liệu về tiếp công dân" và Điều 11 Thông tư 04/2021/TT-TTCP quy định theo dõi, quản lý việc tiếp công dân: "Việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh phải được ghi vào Sổ tiếp công dân hoặc nhập thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc phần mềm quản lý công tác tiếp công dân..."
+ Tại Thông tư 05/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn thư khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh (khoản 1 Điều 29) quy định quản lý, theo dõi đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh: "Cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận, chuyển đơn có trách nhiệm vào sổ hoặc nhập thông tin vào hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định hoặc phần mềm xử lý đơn để tra cứu, quản lý, theo dõi...."
Công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo là một trong những vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước. Trong giai đoạn hiện nay, cả nước đã và đang đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, triển khai mạnh mẽ việc Chuyển đổi số quốc gia, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, đưa vào ứng dụng các công nghệ số mới trên nhiều lĩnh vực nhằm phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trên môi trường mạng, đặc biệt công khai, minh bạch các thông tin, tài liệu, số liệu, đồng thời triển khai các dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp, tiến tới xây dựng đô thị thông minh,... Do đó, thiết nghĩ việc ứng dụng CNTT trong theo dõi, quản lý công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư là tất yếu, mỗi cơ quan hành chính nhà nước cần đổi mới phương thức quản lý, tận dụng CNTT để mang lại những hiệu quả trong quản lý, điều hành. Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ sớm hoàn thiện Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, hoàn thiện thể chế để có thể thúc đẩy mạnh mẽ việc ứng dụng CNTT trong việc theo dõi, quản lý thông tin tiếp công dân, xử lý đơn thư./.
Đánh giá Tổng kết 10 năm thực hiện Luật Tiếp công dân, Ủy ban nhân dân tỉnh nhận định: Từ khi Luật Tiếp công dân có hiệu lực, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt đã được Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai nghiêm túc đồng bộ, Luật thực sự đi vào cuộc sống và cả hệ thống chính trị. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội quán triệt sâu sắc, nhận thức về trách nhiệm, tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác tiếp công dân, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và nhất là trách nhiệm của người đứng đầu ngày càng được nâng lên.
Ngày 09/9/2022, Đoàn thanh tra theo Quyết định số 51/QĐ-TTT tiến hành tổ chức công bố Kết luận thanh tra số 03/KL-TTT ngày 26/8/2022 của Thanh tra Tỉnh về việc thanh tra trách nhiệm Chủ tịch UBND thành phố Châu Đốc đối với việc thực hiện các quy định pháp luật thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo.
Ngày 01/10/2021, Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư số 05/2021/TT-TTCP quy định Quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh. Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 15/11/2021 và thay thế Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của Thanh tra Chính phủ
Luật Khiếu nại năm 2011 và Nghị định 124/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại không quy định Đoàn xác minh hoặc Tổ xác minh phải xây dựng Kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại trình người ra quyết định thành lập Tổ xác minh hoặc Đoàn xác minh phê duyệt và tổ chức thực hiện. Như vậy, vấn đề đặt ra là có cần thiết phải xây dựng Kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại.
Luật PCTN năm 2018 có hiệu lực ngày 01/7/2019 đã mở rộng hình thức tiếp nhận thông tin về tham nhũng, bao gồm: phản ánh, tố cáo và báo cáo về hành vi tham nhũng. Do đó trong quá trình tiếp nhận thông tin, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn cần phân biệt giữa phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng để tham mưu đề xuất xử lý theo đúng quy định.
Thực hiện Kế hoạch số 322/KH-BDN ngày 13/5/2022 của Ban Dân nguyện Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 341/KH-UBND ngày 24/5/2022 phối hợp tiếp công dân phục vụ Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV. Qua đó, nhằm tổ chức tốt, có hiệu quả công tác tiếp công dân, chủ động xử lý kịp thời tình huống các đoàn công dân khiếu nại, tố cáo đông người, bức xúc đến các cơ quan của tỉnh và Trung ương tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, góp phần bảo đảm an ninh trật tự, an toàn tại Kỳ họp.
Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại Văn bản số 571/UBND-TD ngày 17/6/2021 về việc phân công đối thoại giải quyết khiếu nại trước khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần hai, ngày 14/4/2022, Chánh Thanh tra tỉnh Võ Thị Siêu chủ trì đối thoại giải quyết khiếu nại của công dân, tham dự đối thoại gồm có lãnh đạo Ban Tiếp công dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân thành phố Long Xuyên và 03 công dân khiếu nại Cửu Đạt Bình, Nguyễn Văn Dũng, Lâm Ngọc Hiếu.
Thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Quyết định số 1364/QĐ-UBND ngày 07/6/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Tổ Công tác kiểm tra, rà soát, giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài. Trên cơ sở đó, Thanh tra tỉnh đã xây dựng Kế hoạch số 31/KH-TTT ngày 25/3/2022 về kiểm tra thực hiện kết luận tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Quyết định số 14/QĐ-TTT ngày 18/02/2019 của Thanh tra tỉnh về thanh tra trách nhiệm Chủ tịch ƯBND huyện An Phú đối với việc thực hiện pháp luật tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và giải quyết tranh chấp đất đai, thời kỳ thanh tra từ năm 2017 đến năm 2018.
Thi hành quyết định có hiệu lực pháp luật, trong đó có quyết định về giải quyết tranh chấp đất đai những năm qua đã được Ủy ban nhân dân các cấp quan tâm và tổ chức thực hiện đạt nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, hiện nay qua thực tiễn kiểm tra và thống kê các quyết định còn tồn đọng nhận thấy Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị, thành phố cần đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện một số nội dung để có giải pháp xử lý dứt điểm, đạt kết quả tốt hơn nữa trong thời gian tới.