Xử lý phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng
06/07/2022
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo năm 2018, tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm: Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật PCTN năm 2018 định nghĩa "Tham nhũng: là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi". Do đó, tố cáo tham nhũng là việc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực thi nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
Điều 65 Luật PCTN năm 2018 quy định phản ánh, tố cáo và xử lý phản ánh, giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng. Theo đó, cá nhân, tổ chức có quyền phản ánh về hành vi tham nhũng, cá nhân có quyền tố cáo về hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền khi nhận được phản ánh, tố cáo về hành vi tham nhũng phải xem xét, xử lý kịp thời và áp dụng các biện pháp bảo vệ người phản ánh, tố cáo; việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo; việc tiếp nhận, xử lý phản ánh về hành vi tham nhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tiếp công dân.
Phản ánh về tham nhũng có thể xem là "thông tin có nội dung tố cáo" được quy định tại Điều 25 của Luật Tố cáo năm 2018. Mặc dù có cùng mục đích là báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi tham nhũng nhưng mức độ có khác nhau và được xử lý khác nhau. Nếu như pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho phép cá nhân, tổ chức có quyền ảnh ánh về hành vi tham nhũng thì Luật Tố cáo năm 2018 chỉ chấp nhận quyền tố cáo là của cá nhân. Tố cáo sẽ được giải quyết theo trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo, còn phản ánh với tính chất là "thông tin có nội dung tố cáo" nếu có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, kiểm tra theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để tiến hành việc thanh tra, kiểm tra phục vụ cho công tác quản lý (theo Điều 25 Luật Tố cáo năm 2018).
Khác với phản ánh và tố cáo, việc báo cáo về hành vi tham nhũng được thực hiện bởi những người đang làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị khi họ phát hiện ra những dấu hiệu của tham nhũng xảy ra trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, cụ thể tại Điều 66 Luật PCTN năm 2018 quy định về báo cáo và xử lý báo cáo về hành vi tham nhũng như sau:
"- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang khi phát hiện hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình công tác thì phải báo cáo ngay với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đó; trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan đến hành vi tham nhũng thì phải báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý cán bộ.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo về hành vi tham nhũng, người được báo cáo phải xử lý vụ việc theo thẩm quyền hoặc chuyển cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, xử lý và thông báo cho người báo cáo biết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày; trường hợp cần thiết thì người được báo cáo quyết định hoặc đề nghị người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng và bảo vệ người báo cáo".
Tóm lại, quy định về phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng nhằm khuyến khích cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng, điều này cũng thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc tăng cường phát hiện hành vi tham nhũng, đồng thời thể chế hóa quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được quy định tại Điều 30 Hiến pháp năm 2013./.
Ngày 09/9/2022, Đoàn thanh tra theo Quyết định số 51/QĐ-TTT tiến hành tổ chức công bố Kết luận thanh tra số 03/KL-TTT ngày 26/8/2022 của Thanh tra Tỉnh về việc thanh tra trách nhiệm Chủ tịch UBND thành phố Châu Đốc đối với việc thực hiện các quy định pháp luật thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo.
Ngày 01/10/2021, Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư số 05/2021/TT-TTCP quy định Quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh. Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 15/11/2021 và thay thế Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của Thanh tra Chính phủ
Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác theo dõi, quản lý thông tin tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo mang lại nhiều hiệu quả, giúp cán bộ làm công tác tiếp dân, xử lý đơn rút ngắn thời gian xử lý, thông tin được tập trung đầu mối, tra cứu thông tin, thống kê nhanh chóng, khắc phục những bất cập trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn, hạn chế đơn thư trùng lắp.
Luật Khiếu nại năm 2011 và Nghị định 124/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại không quy định Đoàn xác minh hoặc Tổ xác minh phải xây dựng Kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại trình người ra quyết định thành lập Tổ xác minh hoặc Đoàn xác minh phê duyệt và tổ chức thực hiện. Như vậy, vấn đề đặt ra là có cần thiết phải xây dựng Kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại.
Thực hiện Kế hoạch số 322/KH-BDN ngày 13/5/2022 của Ban Dân nguyện Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 341/KH-UBND ngày 24/5/2022 phối hợp tiếp công dân phục vụ Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV. Qua đó, nhằm tổ chức tốt, có hiệu quả công tác tiếp công dân, chủ động xử lý kịp thời tình huống các đoàn công dân khiếu nại, tố cáo đông người, bức xúc đến các cơ quan của tỉnh và Trung ương tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, góp phần bảo đảm an ninh trật tự, an toàn tại Kỳ họp.
Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại Văn bản số 571/UBND-TD ngày 17/6/2021 về việc phân công đối thoại giải quyết khiếu nại trước khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần hai, ngày 14/4/2022, Chánh Thanh tra tỉnh Võ Thị Siêu chủ trì đối thoại giải quyết khiếu nại của công dân, tham dự đối thoại gồm có lãnh đạo Ban Tiếp công dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân thành phố Long Xuyên và 03 công dân khiếu nại Cửu Đạt Bình, Nguyễn Văn Dũng, Lâm Ngọc Hiếu.
Thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Quyết định số 1364/QĐ-UBND ngày 07/6/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Tổ Công tác kiểm tra, rà soát, giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài. Trên cơ sở đó, Thanh tra tỉnh đã xây dựng Kế hoạch số 31/KH-TTT ngày 25/3/2022 về kiểm tra thực hiện kết luận tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Quyết định số 14/QĐ-TTT ngày 18/02/2019 của Thanh tra tỉnh về thanh tra trách nhiệm Chủ tịch ƯBND huyện An Phú đối với việc thực hiện pháp luật tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và giải quyết tranh chấp đất đai, thời kỳ thanh tra từ năm 2017 đến năm 2018.
Thi hành quyết định có hiệu lực pháp luật, trong đó có quyết định về giải quyết tranh chấp đất đai những năm qua đã được Ủy ban nhân dân các cấp quan tâm và tổ chức thực hiện đạt nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, hiện nay qua thực tiễn kiểm tra và thống kê các quyết định còn tồn đọng nhận thấy Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị, thành phố cần đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện một số nội dung để có giải pháp xử lý dứt điểm, đạt kết quả tốt hơn nữa trong thời gian tới.
Thanh tra Tỉnh An Giang vừa ban hành Thông báo số 128/TTT-ĐTT ngày 16/4/2018 kết thúc thanh tra trực tiếp về thanh tra trách nhiệm Chủ tịch UBND huyện An Phú đối với việc thực hiện pháp luật tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và giải quyết tranh chấp đất đai.