Sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại
07/07/2022
Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính là thứ tự công việc phải làm để giải quyết vụ, việc khiếu nại trên cơ sở tuân theo các nguyên tắc cơ bản và vận dụng các phương châm chủ yếu. Dù ở cấp thẩm quyền nào, việc giải quyết khiếu nại hành chính về cơ bản cũng đều phải thực hiện theo các bước sau:
"- Tiếp nhận, và xử lý đơn thư khiếu nại;
- Chuẩn bị giải quyết vụ, việc khiếu nại;
- Thẩm tra, xác minh vụ, việc khiếu nại;
- Ra quyết định và công bố quyết định giải quyết khiếu nại;
- Thi hành quyết định và lưu trữ hồ sơ vụ, việc."
Việc lập Kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại là một trong các bước để tiến hành các hoạt động xác minh nội dung khiếu nại được quy định tại Mục 1 Chương II Thông tư 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính, được sửa đổi bổ sung một số điều tại Thông tư 02/2016/TT-TTCP ngày 20/10/2016 của Thanh tra Chính phủ, cụ thể như sau:
"- Trong trường hợp thành lập Tổ xác minh thì Tổ trưởng Tổ xác minh có trách nhiệm lập kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại, trình người ra quyết định thành lập Tổ xác minh phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại gồm:Căn cứ pháp lý để tiến hành xác minh; mục đích, yêu cầu của việc xác minh; nội dung xác minh; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân phải làm việc để thu thập, xác minh các thông tin, tài liệu, bằng chứng; các điều kiện, phương tiện phục vụ cho việc xác minh; dự kiến thời gian thực hiện từng công việc, nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên; thời gian dự phòng để xử lý các công việc phát sinh; việc báo cáo tiến độ thực hiện; các nội dung khác (nếu có)."
Tuy nhiên, ngày 19/10/2020 Chính phủ ban hành Nghị định số 124/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại có hiệu lực ngày 10/12/2020 và thay thế Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại; Thanh tra Chính phủ ban hành Quyết định số 289/QĐ-TTCP ngày 26/5/2021 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ năm 2020. Theo đó, Thông tư 07/2013/TT-TTCP và Thông tư 02/2016/TT-TTCP hết hiệu lực kể từ ngày 10/12/2020.
Do hiện nay pháp luật khiếu nại không bắt buộc phải xây dựng kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại. Tuy nhiên, xét thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại thời gian qua nhận thấy việc xây dựng kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại là quan trọng và cần thiết, Người có trách nhiệm xác minh cần ý thức rõ tầm quan trọng của việc lập kế hoạch xác minh, nắm vững phương pháp và cách thức xây dựng kế hoạch xác minh để nội dung kế hoạch xác minh đạt chất lượng, có tính khả thi điều đó giúp ích rất nhiều cho Người có trách nhiệm xác minh định hình được công việc cần làm, có sự sắp xếp, bố trí thời gian công việc hợp lý, khoa học, chủ động trong việc xác minh nội dung vụ việc khiếu nại, góp phần nâng cao chất lượng trong công tác giải quyết khiếu nại./.
Ngày 09/9/2022, Đoàn thanh tra theo Quyết định số 51/QĐ-TTT tiến hành tổ chức công bố Kết luận thanh tra số 03/KL-TTT ngày 26/8/2022 của Thanh tra Tỉnh về việc thanh tra trách nhiệm Chủ tịch UBND thành phố Châu Đốc đối với việc thực hiện các quy định pháp luật thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo.
Ngày 01/10/2021, Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư số 05/2021/TT-TTCP quy định Quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh. Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 15/11/2021 và thay thế Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của Thanh tra Chính phủ
Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác theo dõi, quản lý thông tin tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo mang lại nhiều hiệu quả, giúp cán bộ làm công tác tiếp dân, xử lý đơn rút ngắn thời gian xử lý, thông tin được tập trung đầu mối, tra cứu thông tin, thống kê nhanh chóng, khắc phục những bất cập trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn, hạn chế đơn thư trùng lắp.
Luật PCTN năm 2018 có hiệu lực ngày 01/7/2019 đã mở rộng hình thức tiếp nhận thông tin về tham nhũng, bao gồm: phản ánh, tố cáo và báo cáo về hành vi tham nhũng. Do đó trong quá trình tiếp nhận thông tin, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn cần phân biệt giữa phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng để tham mưu đề xuất xử lý theo đúng quy định.
Thực hiện Kế hoạch số 322/KH-BDN ngày 13/5/2022 của Ban Dân nguyện Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 341/KH-UBND ngày 24/5/2022 phối hợp tiếp công dân phục vụ Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV. Qua đó, nhằm tổ chức tốt, có hiệu quả công tác tiếp công dân, chủ động xử lý kịp thời tình huống các đoàn công dân khiếu nại, tố cáo đông người, bức xúc đến các cơ quan của tỉnh và Trung ương tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, góp phần bảo đảm an ninh trật tự, an toàn tại Kỳ họp.
Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại Văn bản số 571/UBND-TD ngày 17/6/2021 về việc phân công đối thoại giải quyết khiếu nại trước khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần hai, ngày 14/4/2022, Chánh Thanh tra tỉnh Võ Thị Siêu chủ trì đối thoại giải quyết khiếu nại của công dân, tham dự đối thoại gồm có lãnh đạo Ban Tiếp công dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân thành phố Long Xuyên và 03 công dân khiếu nại Cửu Đạt Bình, Nguyễn Văn Dũng, Lâm Ngọc Hiếu.
Thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Quyết định số 1364/QĐ-UBND ngày 07/6/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Tổ Công tác kiểm tra, rà soát, giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài. Trên cơ sở đó, Thanh tra tỉnh đã xây dựng Kế hoạch số 31/KH-TTT ngày 25/3/2022 về kiểm tra thực hiện kết luận tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Quyết định số 14/QĐ-TTT ngày 18/02/2019 của Thanh tra tỉnh về thanh tra trách nhiệm Chủ tịch ƯBND huyện An Phú đối với việc thực hiện pháp luật tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và giải quyết tranh chấp đất đai, thời kỳ thanh tra từ năm 2017 đến năm 2018.
Thi hành quyết định có hiệu lực pháp luật, trong đó có quyết định về giải quyết tranh chấp đất đai những năm qua đã được Ủy ban nhân dân các cấp quan tâm và tổ chức thực hiện đạt nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, hiện nay qua thực tiễn kiểm tra và thống kê các quyết định còn tồn đọng nhận thấy Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị, thành phố cần đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện một số nội dung để có giải pháp xử lý dứt điểm, đạt kết quả tốt hơn nữa trong thời gian tới.
Thanh tra Tỉnh An Giang vừa ban hành Thông báo số 128/TTT-ĐTT ngày 16/4/2018 kết thúc thanh tra trực tiếp về thanh tra trách nhiệm Chủ tịch UBND huyện An Phú đối với việc thực hiện pháp luật tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và giải quyết tranh chấp đất đai.