Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử Thanh tra Tỉnh An Giang

Cổng thông tin điện tử

Thanh tra Tỉnh An Giang

Quá trình hoạt động

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

25/10/2016

1. Sự ra đời của Ban Thanh tra đặc biệt - Tổ chức tiền thân của ngành Thanh tra Việt Nam:

 

Ngay trong những ngày đầu xây dựng chính quyền nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà đã nhận được khá nhiều ý kiến từ các tầng lớp nhân dân phản ảnh bằng thư từ, đơn kiện hoặc gặp gỡ trực tiếp bày tỏ nguyện vọng cần sớm chấm dứt các hiện tượng, việc làm sai trái của một số nhân viên trong bộ máy chính quyền các cấp, nhất là ở các địa phương. Từ thực tế đó, ngày 04/10/1945, lần đầu tiên cuộc họp Hội đồng Chính phủ đã đưa ra vấn đề thành lập tổ chức Thanh tra. Trong lúc chờ đợi có một sắc lệnh thành lập Ban Thanh tra, Chính phủ giao cho cấp trên quyền xét xử cấp dưới và đề nghị Bộ Nội vụ lập một Ủy ban Thanh tra hành chính để đi điều tra công việc hành chính ở các địa phương.

 

 

Ngày 13/11/1945, Hội đồng Chính phủ đã nhất trí với đề nghị của đồng chí Phạm Ngọc Thạch về việc tổ chức Ban Thanh tra của Chính phủ để phái đi các tỉnh, Ban thanh tra này có quyền đưa những người lầm lỗi ra xử trước Toà án đặc biệt. Sau khi thảo luận, Hội đồng Chính phủ quyết định giao cho đồng chí Phạm Ngọc Thạch dự thảo một đề án về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra, đồng thời, quyết định thành lập ở mỗi bộ một Ban Thanh tra đặt dưới quyền viên Thanh tra hành chính do Bộ Nội vụ cử. Các Ban Thanh tra này có quyền phạt những người làm sai và khen thưởng những người làm tốt.

 

Ngày 14/11/1945, Hội đồng Chính phủ đã họp để thảo luận đề án thành lập Ban Thanh tra đặc biệt do đồng chí Phạm Ngọc Thạch dự thảo và trình bày. Sau khi thảo luận, Hội đồng Chính phủ quyết định ban hành nghị định thành lập một Ban Thanh tra đặc biệt của Chính phủ.

 

 Sau một thời gian chuẩn bị các thủ tục, văn bản và nhân sự, ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 64-SL thành lập Ban Thanh tra đặc biệt. Tiếp đó, ngày 31/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 80-SL cử các ông Bùi Bằng Đoàn và Cù Huy Cận vào Ban Thanh tra đặc biệt. Do yêu cầu cấp thiết trước mắt, nhiệm vụ của Ban Thanh tra đặc biệt là thường xuyên nghiên cứu và giải quyết các đơn, thư khiếu nại và phản ánh của các tầng lớp nhân dân từ khắp các địa phương gửi lên Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 

Song song với việc thành lập Ban Thanh tra đặc biệt, trong những tháng cuối năm 1945, đầu năm 1946, Chính phủ đã chỉ đạo thành lập Ban Thanh tra ở một số bộ như: Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Canh nông... và Ban Thanh tra các xứ Bắc Bộ và Nam Bộ. Tùy theo từng nơi, tổ chức và nhiệm vụ của Thanh tra các xứ cũng có sự khác biệt.

 

Có thể nói, Ban Thanh tra đặc biệt ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của cách mạng Việt Nam, được Chính phủ trao cho những quyền hạn rất lớn và nặng nề, không chỉ là một công cụ thường xuyên của chính quyền dân chủ nhân dân mà còn có nhiệm vụ quan trọng góp phần làm yên lòng dân để tập hợp, đoàn kết toàn dân, tạo nên sức mạnh của toàn thể dân tộc trong sự nghiệp bảo vệ và giải phóng Tổ quốc.

 

Ngay sau khi được cử vào Ban Thanh tra đặc biệt, cụ Bùi Bằng Đoàn được Chủ tịch Hồ Chí Minh cử giữ chức Trưởng ban Thanh tra đặc biệt, đồng thời Người trực tiếp viết giấy giới thiệu cụ Bùi Bằng Đoàn và ông Cù Huy Cận với các địa phương để tạo thêm uy tín và điều kiện hoạt động thuận lợi cho Ban Thanh tra đặc biệt. 

 

Việc đầu tiên của Ban là nghiên cứu kỹ đơn, thư của các tầng lớp nhân dân và các nhân sỹ, trí thức từ khắp nơi gửi về. Nhận thấy cần phải trực tiếp đi điều tra tình hình tại chỗ để kịp thời giải quyết ngay yêu cầu của quần chúng, cả hai vị trong Ban Thanh tra đặc biệt đã đi về một số địa phương.

 

Địa phương đầu tiên mà Ban Thanh tra đặc biệt đến là tỉnh Hà Nam, tại đây, Ban Thanh tra đặc biệt đã tổ chức gặp gỡ trực tiếp để nghe một số người bị bắt và đang bị tạm giữ ở tỉnh trình bày và đề đạt nguyện vọng. Ban đã trao đổi ý kiến với Tỉnh uỷ Hà Nam và quyết định trả lại tự do cho hơn một phần ba trong số hơn 60 người đang bị tạm giữ. Với cách giải quyết hợp lý, hợp tình, cuộc thanh tra đầu tiên đã gây được cảm tình mạnh mẽ trong quần chúng nhân dân, làm cho nhân dân hiểu rõ và tin tưởng hơn vào Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 

Ngoài ra, Ban Thanh tra đặc biệt còn giải quyết một số vụ việc khác, phần lớn các vụ việc được giải quyết với các hình thức là phê bình, cảnh cáo và khuyến nghị các nhân viên có hành động sai phạm. Lúc này hoạt động của Ban Thanh tra đặc biệt chủ yếu diễn ra tại địa bàn các tỉnh Bắc Bộ và bắc Trung Bộ. Có thể coi đây là thời kỳ thành lập và bắt đầu hoạt động của ngành Thanh tra. Số người trong lực lượng Thanh tra, từ Ban Thanh tra đặc biệt đến Ban Thanh tra các bộ, các xứ còn rất ít ỏi, chưa có hệ thống tổ chức chặt chẽ và chưa hoạt động thường xuyên, giải quyết công việc phần nhiều còn mang tính chất kiêm nhiệm.

 

Tuy hoạt động chưa nhiều, nhưng những vụ việc đã được Ban Thanh tra đặc biệt giải quyết có tính chất điển hình, liên quan đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Qua các hoạt động thanh tra, nhân dân thấy rõ Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn coi trọng tiếng nói, yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của tất cả các tầng lớp nhân dân, nghiêm trị bất cứ ai làm sai đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ, qua đó đề cao kỷ cương, phép nước.

 

Trong hoàn cảnh muôn vàn khó khăn, việc làm của Chính phủ thông qua các hoạt động thanh tra, trước hết là của Ban Thanh tra đặc biệt đã thực sự gây được niềm tin trong các tầng lớp nhân dân, động viên toàn dân tập hợp trong trận tuyến đấu tranh giữ vững và xây dựng chính quyền cách mạng, chuẩn bị thực lực cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

2. Ngành Thanh tra tỉnh An Giang:
Ngành Thanh tra tỉnh An Giang được thành lập từ tháng 4/1976 để đáp ứng yêu cầu chung của tỉnh trong quản lý nhà nước (chuyển từ chế độ quân quản sang chính quyền nhân dân), cùng với việc hình thành các cơ quan quản lý nhà nước, phù hợp với  tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh lúc bấy giờ. Những ngày đầu mới thành lập, cơ quan thanh tra cấp tỉnh được gọi là "Ủy ban Thanh tra tỉnh An Giang", cấp huyện gọi là "Ủy ban Thanh tra huyện, thị xã…".

 

 

 

Ngày 15/02/1984, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị quyết số 26/HĐBT về việc tăng cường tổ chức thanh tra và nâng cao hiệu lực thanh tra, trong đó nói rõ về hệ thống tổ chức Thanh tra Nhà nước và Thanh tra nhân dân. Hệ thống thanh tra được đổi tên thành "Ủy ban Thanh tra Nhà nước" gồm có: Ủy ban Thanh tra Nhà nước Trung ương; Ủy ban Thanh tra Nhà nước cấp tỉnh; Ủy ban Thanh tra Nhà nước cấp huyện; Ban Thanh tra nhân dân cấp cơ sở. Đó là một hệ thống tổ chức thanh tra được quản lý và chỉ đạo tập trung thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. Nghị quyết còn nhấn mạnh Ủy ban Thanh tra Nhà nước các cấp không phải chỉ là một cơ quan chuyên môn ở địa phương  mà còn "là một cấp của hệ thống thanh tra và là một bộ phận của cơ quan lãnh đạo chính quyền cùng cấp".

 

Ngày 01/4/1990, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký lệnh công bố Pháp lệnh Thanh tra. Pháp lệnh gồm 6 chương, 41 điều, quy định hệ thống tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Nhà nước; tổ chức Thanh tra nhân dân và trình tự thanh tra. Ủy ban Thanh tra Nhà nước được đổi tên thành Thanh tra Nhà nước. Hệ thống tổ chức bao gồm: Thanh tra Nhà nước; Thanh tra bộ, Ủy ban Nhà nước, cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng; Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương; Thanh tra sở; Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

 

Ngày 15/6/2014, Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 5 đã thông qua Luật Thanh tra có hiệu lực từ ngày 01/10/2014. Theo tinh thần đổi mới của Luật Thanh tra, các cơ quan Thanh tra Nhà nước được tổ chức theo 2 loại hình: cơ quan Thanh tra theo cấp hành chính và cơ quan Thanh tra theo ngành, lĩnh vực. Cụ thể:

 

- Cơ quan Thanh tra theo cấp hành chính có chức năng thanh tra hành chính gồm: Thanh tra Chính phủ; Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

 

- Cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực vừa có chức năng thanh tra hành chính, vừa có chức năng thanh tra chuyên ngành gồm: Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ; Thanh tra cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lý nhà nước; Thanh tra sở.

 

Ngày 15/11/2010, Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 8 đã thông qua Luật Thanh tra có hiệu lực từ ngày 01/7/2011. Về tổ chức, Luật Thanh tra 2010 không phân định tổ chức cơ quan thanh tra nhà nước thành lập theo cấp hành chính và theo ngành, lĩnh vực mà chỉ quy định cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, bao gồm:

 

- Cơ quan thanh tra nhà nước: Thanh tra Chính phủ; Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ;Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thanh tra sở; Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

 

- Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành: Một số tổng cục, cục thuộc, chi cục thuộc sở./.    

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

Liên Kết Website

1

Bà: Võ Thị Siêu

(Chánh thanh tra)

Điện thoại: 0918.527.426

Email: vtsieu@angiang.gov.vn

2

Ông: Huỳnh Thanh Quang

(Chánh văn phòng)

Điện thoại: 0946.822.741

Email: htquang@angiang.gov.vn

  • Tổ kiểm tra công vụ

    ĐT: 02963 957 049 - 01678 247 247

    Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn

  • Phòng Kiểm tra TTHC VP.UBND AG

    ĐT: 02963 957 006

    Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn

  • Chi tiết

1

Bà: Võ Thị Siêu

(Chánh thanh tra)

Điện thoại: 0918.527.426

Email: vtsieu@angiang.gov.vn