Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử Thanh tra Tỉnh An Giang

Cổng thông tin điện tử

Thanh tra Tỉnh An Giang

Khiếu nại, tố cáo

An Giang: Những kết qủa đạt được qua Tổng kết 10 năm thực hiện Luật Tiếp công dân

19/12/2024

Đánh giá Tổng kết 10 năm thực hiện Luật Tiếp công dân, Ủy ban nhân dân tỉnh nhận định: Từ khi Luật Tiếp công dân có hiệu lực, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt đã được Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai nghiêm túc đồng bộ, Luật thực sự đi vào cuộc sống và cả hệ thống chính trị. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội quán triệt sâu sắc, nhận thức về trách nhiệm, tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác tiếp công dân, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và nhất là trách nhiệm của người đứng đầu ngày càng được nâng lên.

 

Thực hiện các quy định Luật Tiếp công dân và Nghị định hướng dẫn thi hành, Ủy ban nhân dân tỉnh, các Sở, ban ngành và UBND cấp huyện đã ban hành 193 văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện thuộc phạm vi quản lý của ngành và địa phương. Các văn bản ban hành đã kịp thời chấn chỉnh công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, từng bước nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, góp phần ổn định chính trị, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước.

 

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các cấp bố trí trụ sở, địa điểm tiếp công dân; nơi tiếp dân có niêm yết nội quy, quy chế tiếp công dân, lịch tiếp dân thường xuyên và lịch tiếp dân định kỳ của lãnh đạo, phân công cán bộ chuyên trách (không chuyên trách) phụ trách công tác tiếp dân thường xuyên. Việc tổ chức tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân và tổ chức tiếp công dân tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị được thực hiện theo quy định của Luật Tiếp công dân và Nghị định hướng dẫn thi hành. Trong quá trình tiếp dân, cán bộ tiếp dân không ngừng tuyên truyền pháp luật, vận động và giải thích cho công dân chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng và nhà nước, đồng thời hướng dẫn người dân thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo đúng quy định của pháp luật. Qua đó, hạn chế tình trạng khiếu nại, tố cáo vượt cấp, khiếu nại không đúng nơi có thẩm quyền giải quyết. 

 

Việc tiếp dân định kỳ của Chủ tịch UBND các cấp và Thủ trưởng các Sở, ban, ngành luôn tuân thủ theo quy định của pháp luật tiếp công dân. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp công dân định kỳ theo quy định. Việc ghi chép sổ tiếp dân của lãnh đạo thực hiện khá đầy đủ. Các kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tiếp công dân được cụ thể hóa bằng thông báo ý kiến kết luận, được gửi đến các cơ quan, đơn vị có liên quan và được theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở tiến độ, kết quả giải quyết các vụ việc. 

 

Toàn tỉnh tiếp 90.920 lượt người (tiếp dân thường xuyên 64.562 lượt người, tiếp dân định kỳ và đột xuất của lãnh đạo 26.358 lượt người), trong đó: Ban Tiếp công dân tỉnh: 4.999 lượt người; các Sở, ban, ngành: 4.258 lượt người; UBND cấp huyện, cấp xã: 81.663 lượt người; đoàn đông người 158 đoàn với 1.044 lượt người. Tiếp nhận 24.635 đơn, trong đó: đơn không đủ điều kiện xử lý 8.439 đơn, đủ điều kiện xử lý là 16.196 đơn (khiếu nại: 4.095 đơn, tố cáo: 1.003 đơn, kiến nghị, phản ánh: 11.098 đơn).Thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính: 4.044 đơn. Thuộc thẩm quyền của các cơ quan khác, tư pháp: 12.152 đơn.

 

Tổ chức 1.076 lớp với 70.965 lượt người tham dự tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và các văn bản liên quan. Việc tuyên truyền được thực hiện thông qua các hình thức tuyên truyền miệng, hội nghị tập huấn, in tài liệu, tờ bướm, tờ rơi, tuyên truyền trên đài truyền thanh…. Việc triển khai thực hiện, ngày càng đi vào chiều sâu, tạo chuyển biến tích cực nâng cao hiệu quả, chất lượng trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh. Công tác thanh tra trách nhiệm người đứng đầu trong việc thực hiện các quy định pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đã triển khai 246 cuộc với 300 đơn vị (trong đó cấp tỉnh 67 cuộc với 63 đơn vị; cấp huyện 179 cuộc với 237 đơn vị). Qua đó, đã kiến nghị, chấn chỉnh khắc phục một số hạn chế đối với UBND cấp huyện và các ngành trong quá trình thực thi pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo.

 

Bên cạnh những kết qủa đạt được, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng chỉ ra những khó khăn, vướng mắc tồn tại, hạn chế trong công tác tiếp công dân:
Nhiều trường hợp công dân không chấp hành nội quy tiếp công dân, không cung cấp đầy đủ tài liệu có liên quan đến quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo gây khó khăn cho người tiếp công dân trong tiếp nhận thông tin để giải thích, hướng dẫn. Quá trình cán bộ tiếp dân tiếp, giải thích nếu thấy bất lợi cho mình thì công dân lại lớn tiếng xúc phạm cán bộ tiếp dân hoặc tố cáo ngay người tiếp công dân do không đạt được yêu cầu của mình. Vì không có văn bản quy định cụ thể nên khó khăn trong việc xử lý các trường hợp lợi dụng khiếu nại, tố cáo để gây mất an ninh trật tự, xúc phạm cán bộ tiếp dân.
Tình trạng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh vượt cấp còn rất nhiều, đơn không thuộc thẩm quyền, không đủ điều kiện xử lý tương đối cao, do tâm lý người dân muốn gửi nhiều cơ quan, nhiều cấp nhưng điều này làm khó khăn, mất thời gian và tốn kém cho cả công dân và cơ quan Nhà nước. Sự hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế, trong khi vai trò của các tổ chức tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý chưa được phát huy. 
Tình trạng tố cáo người giải quyết khiếu nại xuất phát từ việc khiếu nại không đạt được mục đích ngày càng nhiều, nhưng công dân không cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho việc tố cáo. Đối với các trường hợp này thì việc tiếp, giải thích công dân gặp nhiều khó khăn do công dân không chấp nhận, có thái độ gay gắt đối với người tiếp công dân và đôi lúc tiếp tục tố cáo người tiếp, giải thích. 

 

Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa ngang tầm với nhiệm vụ. Ban Tiếp công dân cấp huyện chỉ có Trưởng ban, không có Phó Trưởng ban nên trường hợp Trưởng ban đi vắng thì việc trao đổi, hướng dẫn cho người dân gặp một số khó khăn, đặc biệt những vụ đông người, tính chất gay gắt, phức tạp. Việc bố trí cán bộ tiếp công dân thường xuyên ở cấp xã gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là phân công công chức tư pháp - hộ tịch, địa chính, văn phòng kiêm nhiệm, chưa có công chức chuyên trách làm nhiệm vụ tiếp dân thường xuyên nên gặp khó khăn trong bố trí cán bộ tiếp dân, tham mưu xử lý đơn thư. Việc bố trí địa điểm tiếp công dân ở một số xã, phường, thị trấn, tuy được quan tâm nhưng do điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế nên còn bố trí chung với bộ phận khác của xã. 

 

Các vụ việc khiếu nại phức tạp, kéo dài tuy đã được các Đoàn, Tổ công tác của Thanh tra Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương kiểm tra, rà soát nhiều lần, đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý với nội dung giải quyết của tỉnh và đã được tỉnh vận dụng nhiều giải pháp và các chính sách hỗ trợ theo hướng có lợi nhất cho người dân, hợp tình lý nhưng các hộ vẫn chưa đồng thuận. Một số hộ bị ảnh hưởng của phần tử xấu kích động, lôi kéo, xúi giục, lợi dụng dân chủ, nhân quyền với tâm lý càng khiếu nại càng có lợi nên không đồng ý kết thúc khiếu nại, tập trung khiếu nại tại Ban Tiếp công dân Trung ương và các cơ quan Trung ương tại Hà Nội vào các kỳ họp của Quốc hội, các sự kiện quan trọng của đất nước. 

 

Qua Tổng kết 10 năm thực hiện các quy định pháp luật về tiếp công dân, Ủy ban nhân dân tỉnh kiến nghị, đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo để xử lý trường hợp gây mất an ninh, trật tự nơi tiếp công dân, lợi dụng dân chủ trong khiếu nại, tố cáo, xúc phạm danh dự cán bộ, công chức, người giải quyết khiếu nại. Kiến nghị Thanh tra Chính phủ có hướng dẫn cụ thể việc ghi chép vào Sổ tiếp công dân đối với trường hợp ngày tiếp công dân định kỳ mà không có công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; quy định hoặc hướng dẫn cụ thể về quy trình giải quyết đơn kiến nghị, phản ánh vì trong thực tế đơn kiến nghị, phản ánh rất nhiều nhưng thiếu một quy trình giải quyết cụ thể so với quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; có quy định hướng dẫn cụ thể liên quan việc công dân tự ý ghi âm, ghi hình, đưa hình ảnh tại nơi tiếp công dân lên mạng xã hội. quy định cụ thể việc bố trí cán bộ tiếp công dân phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tiếp công dân để đảm bảo chất lượng, hiệu quả trong công tác tiếp công dân.

 
Quang cảnh buổi tiếp đối thoại giải quyết khiếu nại của công dân


Đỗ Huy Trung - PTP. Thanh tra KNTC

An Giang: Những kết qủa đạt được qua Tổng kết 10 năm thực hiện Luật Tiếp công dân

Liên Kết Website

1

Bà: Võ Thị Siêu

(Chánh thanh tra)

Điện thoại: 0918.527.426

Email: vtsieu@angiang.gov.vn

2

Ông: Nguyễn Minh Hoàng

(Chánh văn phòng)

Điện thoại: 0939.817.274

Email: nmhoang02@angiang.gov.vn

  • Tổ kiểm tra công vụ

    ĐT: 02963 957 049 - 01678 247 247

    Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn

  • Phòng Kiểm tra TTHC VP.UBND AG

    ĐT: 02963 957 006

    Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn

  • Chi tiết

1

Bà: Võ Thị Siêu

(Chánh thanh tra)

Điện thoại: 0918.527.426

Email: vtsieu@angiang.gov.vn