Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử Thanh tra Tỉnh An Giang

Cổng thông tin điện tử

Thanh tra Tỉnh An Giang

NGHIỆP VỤ THANH TRA, GQKNTC

Công tác bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật đối với hoạt động thanh tra

31/05/2017

Bảo vệ bí mật nhà nước vừa là nghĩa vụ của cán bộ, công chức theo Luật Cán bộ, Công chức, đồng thời cũng là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong hoạt động của tất cả các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên liên quan. Bí mật nhà nước thuộc nhiều lĩnh vực như chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học công nghệ, đối ngoại và một số lĩnh vực khác không công bố hoặc chưa công bố. Nếu bí mật Nhà không được quan tâm và thực hiện bảo mật đúng quy định thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức và gây nguy hại đến sự tồn tại và phát triển của đất nước. Chính vì tầm quan trọng của công tác này nên Nhà nước liên tục ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định và hướng dẫn thực hiện, trong đó đã quy định rất cụ thể các quy định đối hoạt động của ngành Thanh tra.

Bảo vệ bí mật nhà nước vừa là nghĩa vụ của cán bộ, công chức theo Luật Cán bộ, Công chức, đồng thời cũng là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong hoạt động của tất cả các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên liên quan. Bí mật nhà nước thuộc nhiều lĩnh vực như chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học công nghệ, đối ngoại và một số lĩnh vực khác không công bố hoặc chưa công bố. Nếu bí mật Nhà không được quan tâm và thực hiện bảo mật đúng quy định thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức và gây nguy hại đến sự tồn tại và phát triển của đất nước. Chính vì tầm quan trọng của công tác này nên Nhà nước liên tục ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định và hướng dẫn thực hiện, trong đó đã quy định rất cụ thể các quy định đối hoạt động của ngành Thanh tra.  


Thanh tra là chức năng thiết yếu, hoạt động thanh tra là phương thức nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, là phương tiện ngăn ngừa vi phạm pháp luật, góp phần bảo đảm việc tuân thủ pháp luật trong quản lý Nhà nước. Theo quy định tại Điều 5 luật Thanh tra năm 2010, cơ quan thanh tra nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện và giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Với chức năng này, trong quá trình hoạt động, ngành Thanh tra có nhiều thông tin về vụ, việc, tài liệu, vật..vv.. mang nội dung quan trọng thuộc phạm vi hoạt động của ngành không công bố hoặc chưa công bố và nếu không có quy định về chế độ bảo mật sẽ rất dễ dẫn đến việc vô tình hay cố ý tiết lộ ra bên ngoài, làm ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước. Để thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Pháp lệnh năm 2000 về Bảo vệ bí mật Nhà nước, ngày 25/6/2004, sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra nhà nước, nay là Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an đã ban ban hành Quyết định số 588/2004/QĐ-BCA (A11) quy định danh mục bí mật nhà nước độ Mật trong ngành Thanh tra và ngày 27/01/2015, ban hành mới Thông tư số 08/2015/TT-BCA (thay thế Quyết định số 588/2004/QĐ-BCA (A11). Căn cứ Điều 4, Điều 7 Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2000 thì độ mật là một trong ba mức độ (tối mật, tuyệt mật và độ mật) thuộc phạm vi bí mật nhà nước phải được bảo vệ theo quy định. Theo đó, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Thông tư số 04/2015/TT-TTCP ngày 09/7/2015 quy định chi tiết công tác bảo vệ bí mật Nhà nước trong ngành Thanh tra.

 

Điều 1 Thông tư số 08/2015/TT-BCA, danh mục bí mật nhà nước trong ngành Thanh tra gồm 08 nhóm thuộc những tin, tài liệu mang độ mật phải được bảo mật theo quy định. Trong đó, lưu ý quy định tại Khoản 2 là nhóm những loại gồm: “Kế hoạch tiến hành thanh tra, kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại, kế hoạch xác minh nội dung tố cáo; báo cáo kết quả thanh tra, báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại, báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo; dự thảo kết luận thanh tra, dự thảo quyết định giải quyết khiếu nại, dự thảo kết luận nội dung tố cáo; các tin, tài liệu khác trong hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng khi chưa công bố hoặc không công bố”. Đây là những loại tài liệu phát sinh thường xuyên trong quá trình hoạt động thanh tra và trong việc thụ lý, xác minh tham mưu cấp có thẩm quyền về giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng.

 

Về quy trình và cách thức thực hiện, Thông tư số 04/2015/TT-TTCP ngày 09/7/2015 của thanh tra chính phủ có một số quy định cần lưu ý như sau:

 

Khoản 2, 3, 4 và 6 Điều 4 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm trong việc truyền tin mang nội dung bí mật nhà nước qua máy điện thoại, mạng máy tính, internet hoặc các phương tiện truyền tin khác; sao chụp tài liệu mật mang nội dung bí mật nhà nước khi chưa được phép của người có thẩm quyền; sử dụng máy tính hoặc các thiết bị khác có kết nối mạng internet để soạn thảo, đánh máy, lưu giữ thông tin, tài liệu, vật mang bí mật nhà nước; cắm thiết bị lưu giữ bí mật nhà nước vào máy tính có kết nối mạng internet…v.vv..

 

Khoản 1, 5 Điều 7 quy định về việc soạn thảo, đánh máy sao, chụp, in tài liệu, vật mang bí mật nhà nước: Phải được tiến hành ở nơi an toàn do Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý tài liệu mật quy định. Trong một số trường hợp đặc biệt, việc soạn thảo phải được thực hiện trên hệ thống trang thiết bị đã qua kiểm tra và đủ điều kiện về đảm bảo an toàn, bảo mật; Người có trách nhiệm đánh máy, in, sao, chụp tài liệu, vật mang bí mật nhà nước chỉ được in, sao, chụp đủ số lượng văn bản, đóng dấu độ mật, dấu thu hồi (nếu cần), đánh số trang, số bản, số lượng in, phạm vi lưu hành, tên người đánh máy, in, soát, sao chụp tài liệu. Sau khi đánh máy, in, sao, chụp xong phải kiểm tra lại và hủy ngay bản thảo (nếu không cần lưu) và những bản đánh máy, in, sao chụp hỏng; nếu đánh máy bằng máy vi tính, phải xóa ngay dữ liệu sau khi hoàn thành việc in tài liệu, trường hợp đặc biệt chỉ được lưu đến khi văn bản phát hành.

 

Với những quy định nêu trên, thì việc thực hiện soạn thảo, sao chụp, truyền thông tin, các hoạt động nghiệp vụ..vv.. có liên quan đến tài liệu thuộc độ mật quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 08/2015/TT-BCA phải được đảm bảo việc bảo mật theo quy định.

 

Tuy nhiên, trong thực tế, việc tổ chức thực hiện từng lúc, từng nơi vẫn còn một số trường hợp chưa tuân thủ chặt chẽ theo pháp luật, nguyên nhân trong đó có việc chưa nghiên cứu để nắm chắc quy trình thực hiện theo quy định, hoặc đã biết quy định nhưng chưa nghiêm túc trong áp dụng, còn chủ quan, thiếu sự kiểm tra chấn chỉnh và xử lý vi phạm theo quy định của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

 

Để tổ chức thực hiện, Thanh tra tỉnh An Giang đã triển khai và quán triệt các nội dung quy định nêu trên cho toàn thể công chức, người lao động của cơ quan; ban hành Quyết định số 47/QĐ-TT ngày 08/4/2014 và Quyết định số 41/QĐ-TT ngày 18/02/2016 thiết lập Quy chế đảm bảo an toàn thông tin số, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ và việc bảo vệ bí mật nhà nước của đơn vị; từng bước củng cố và trang bị các điều kiện, phương tiện để đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện công tác bảo mật theo quy định, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra. Theo đó, việc phân công trách nhiệm thực hiện của từng bộ phận được quy định rõ ràng, các quy định sát với thực tiễn hoạt động nhằm làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát và xác định trách nhiệm khi có vi phạm.   

 

Thiết nghĩ, để làm tốt công tác bảo vệ bí mật nhà nước, bên cạnh các quy định của pháp luật và tinh thần trách nhiệm trong việc quản lý, kiểm tra giám sát của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có thẩm quyền thì yếu tố hết sức quan trọng là sự am hiểu đúng các quy định về bảo mật, tinh thần trách nhiệm và ý thức tự giác chấp hành nghiêm túc của mỗi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến các nội dung, thông tin thuộc bí mật nhà nước./.   

 

Lưu Thị Anh Thư - Phó Trưởng phòng TT. KNTC

Công tác bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật đối với hoạt động thanh tra

Liên Kết Website

1

Bà: Võ Thị Siêu

(Chánh thanh tra)

Điện thoại: 0918.527.426

Email: vtsieu@angiang.gov.vn

2

Ông: Huỳnh Thanh Quang

(Chánh văn phòng)

Điện thoại: 0946.822.741

Email: htquang@angiang.gov.vn

  • Tổ kiểm tra công vụ

    ĐT: 02963 957 049 - 01678 247 247

    Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn

  • Phòng Kiểm tra TTHC VP.UBND AG

    ĐT: 02963 957 006

    Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn

  • Chi tiết

1

Bà: Võ Thị Siêu

(Chánh thanh tra)

Điện thoại: 0918.527.426

Email: vtsieu@angiang.gov.vn