Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử Thanh tra Tỉnh An Giang

Cổng thông tin điện tử

Thanh tra Tỉnh An Giang

NGHIỆP VỤ THANH TRA, GQKNTC

Quy định “Người đại diện” trong trường hợp “Người tố cáo không có đủ năng lực hành vi dân sự” theo Luật Tố cáo năm 2018

17/02/2020

Luật Tố cáo năm 2018 có hiệu lực ngày 01/01/2019 thay thế Luật Tố cáo năm 2011. Đây là đạo luật quan trọng, thể chế hoá quyền tố cáo của công dân được quy định tại Điều 30 Hiến pháp năm 2013, tạo điều kiện để người dân thực hiện quyền dân chủ trực tiếp, phát hiện cho Nhà nước để kịp thời ngăn chặn và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật, nhất là những hành vi tham nhũng, tiêu cực, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên qua nghiên cứu về quy định “Người đại diện” trong trường hợp “Người tố cáo không có đủ năng lực hành vi dân sự” theo Điểm b, Điều 29 của Luật Tố cáo năm 2018 đã có một số vấn đề cần phải được nghiên cứu và quy định cụ thể hơn thì mới áp dụng được trong thực tiễn

Luật Tố cáo 2011 và Luật Tố cáo 2018 đều quy định chủ thể tố cáo phải là “cá nhân” mới có thể thực hiện quyền tố cáo, cụ thể tại Điều 2, Luật Tố cáo 2018 quy định: “Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.


Luật Tố cáo quy định điều kiện để thụ lý tố cáo là “Người tố cáo phải có đủ năng lực hành vi dân sự”, điều này được giải thích vì tố cáo có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo, nên Nhà nước khuyến khích việc tố cáo đúng. Đồng thời để mở rộng hơn quyền lợi của người tố cáo, Luật còn quy định trường hợp người tố cáo khi không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật [ ]. Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định trách nhiệm của người tố cáo là chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo và bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra [ ], vì việc tố cáo có thể gây ra thiệt hại về vật chất và tinh thần cho người bị tố cáo nếu tố cáo vì mục đích xấu, vu khống...Vì vậy, pháp luật quy định người tố cáo có nghĩa vụ chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo, nếu cố tình tố cáo sai sự thật thì còn có thể bị xử lý, thậm chí bị coi là tội phạm và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo.


Tuy nhiên, quy định “không có đủ năng lực hành vi dân sự” chưa được giải thích rõ ràng trong Luật tố cáo và Nghị định 31/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ, thế nên một người thế nào là không có đủ năng lực hành vi dân sự hiện có thể căn cứ quy định tại Điều 22, Điều 23, Điều 24 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể việc xác định một người mất năng lực hành vi dân sự, hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự phải do Tòa án ra quyết định trong trường hợp “người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự; người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình”. Do vậy người mất năng lực hành vi dân sự không thể tự mình xác lập, thực hiện quyền nghĩa vụ dân sự mà chỉ được thực hiện các giao dịch dân sự thông qua Người đại diện của họ. Bởi vì muốn tham gia các giao dịch dân sự thì một người phải đầy đủ năng lực dân sự gồm năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự theo quy định của Luật Dân sự năm 2015 quy định. Vì vậy việc chịu trách nhiệm pháp lý ở đây cần phải xét trong hai trường hợp, nếu có căn cứ cho rằng người bị mất năng lực hành vi đã được tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi thì người đại diện phải chịu trách nhiệm pháp lý dân sự gồm có trách nhiệm bồi thường trong hợp đồng và trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng.


Với những phân tích trên, nhận thấy người mất năng lực hành vi dân sự về bản chất là không phải chịu trách nhiệm dân sự, bởi vì họ là những người không còn đủ khả năng nhận thức như người bình thường để điều khiển hành vi. Nhưng để đảm bảo tính công bằng xã hội, thì nhà nước đã đưa ra những quy định để đảm bảo quyền lợi cho người bị thiệt hại do hành vi của người mất năng lực hành vi dân sự gây ra.


Trường hợp nếu vận dụng quy định của Luật Dân sự như trên, nếu phát sinh vụ việc người tố cáo “không có đủ năng lực hành vi dân sự” thì người đó không có đủ nhận thức để chịu trách nhiệm về việc tố cáo sai theo quy định của Luật Tố cáo vì một người khi có quyết định của Toà án tuyên là không có đủ năng lực hành vi dân sự thì họ không phải chịu trách nhiệm pháp lý dân sự. Mặt khác, người đại diện theo pháp luật nếu đồng ý đại diện cho người tố cáo để thực hiện quyền tố cáo thì sẽ xử lý thế nào khi tố cáo sai sự thật, vì Luật Tố cáo vẫn chưa được quy định rõ người cần phải xử lý là người tố cáo hay là người đại diện cho người tố cáo và biện pháp xử lý.


Đây là những nội dung chưa được quy định, hướng dẫn cụ thể trong Luật Tố cáo 2018 và Nghị định 31/2019/NĐ-CP của Chính phủ khi áp dụng theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 29 của Luật Tố cáo năm 2018 nêu trên, những vấn đề này cần được nghiên cứu để có quy định cụ thể trong thời gian tới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giải quyết tố cáo./.

 

Võ Huyền Văn (Phòng Thanh tra Khiếu nại - Tố cáo)

Quy định “Người đại diện” trong trường hợp “Người tố cáo không có đủ năng lực hành vi dân sự” theo Luật Tố cáo năm 2018

Liên Kết Website

1

Bà: Võ Thị Siêu

(Chánh thanh tra)

Điện thoại: 0918.527.426

Email: vtsieu@angiang.gov.vn

2

Ông: Huỳnh Thanh Quang

(Chánh văn phòng)

Điện thoại: 0946.822.741

Email: htquang@angiang.gov.vn

  • Tổ kiểm tra công vụ

    ĐT: 02963 957 049 - 01678 247 247

    Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn

  • Phòng Kiểm tra TTHC VP.UBND AG

    ĐT: 02963 957 006

    Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn

  • Chi tiết

1

Bà: Võ Thị Siêu

(Chánh thanh tra)

Điện thoại: 0918.527.426

Email: vtsieu@angiang.gov.vn