Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử Thanh tra Tỉnh An Giang

Cổng thông tin điện tử

Thanh tra Tỉnh An Giang

NGHIỆP VỤ THANH TRA, GQKNTC

Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện kết luận thanh tra

29/09/2016

(ThanhtraVietnam) - Khi tiến hành cuộc thanh tra, kết luận thanh tra được xem là sản phẩm cuối cùng của hoạt động thanh tra, là tiêu chí đánh giá năng lực, hiệu quả hoạt động thanh tra của chủ thể trong việc xem xét, phân tích, đánh giá, chỉ ra nguyên nhân, phương hướng xử lý, biện pháp khắc phục của đối tượng thanh tra. Việc chấp hành, triển khai, thực hiện nghiêm túc kết luận thanh tra là nhân tố đánh giá và đảm bảo chất lượng, hiệu quả của cuộc thanh tra.

(ThanhtraVietnam) - Khi tiến hành cuộc thanh tra, kết luận thanh tra được xem là sản phẩm cuối cùng của hoạt động thanh tra, là tiêu chí đánh giá năng lực, hiệu quả hoạt động thanh tra của chủ thể trong việc xem xét, phân tích, đánh giá, chỉ ra nguyên nhân, phương hướng xử lý, biện pháp khắc phục của đối tượng thanh tra. Việc chấp hành, triển khai, thực hiện nghiêm túc kết luận thanh tra là nhân tố đánh giá và đảm bảo chất lượng, hiệu quả của cuộc thanh tra.

 

Việc triển khai thực hiện kết luận thanh tra được quy định cụ thể tại Điều 8, 9, 10, 11 của Luật Thanh tra 2010, Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra, Nghị định 33/2015/NĐ-CP ngày 27/3/2015 quy định việc thực hiện kết luận thanh tra, Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra, Thông tư số 05/2015/TT-TTCP ngày 10/09/2015 của Thanh tra Chính phủ quy định về giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra. Cũng căn cứ vào những văn bản pháp luật kể trên, thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện kết luận thanh tra được quy định cụ thể:

 

1. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện kết luận thanh tra

- Trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra có trách nhiệm ban hành văn bản chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra; xử lý sai phạm về hành chính, kinh tế; xử lý cán bộ, công chức, viên chức, người có hành vi vi phạm; khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý, hoàn thiện chính sách, pháp luật.

 

- Trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan ban hành kết luận thanh tra: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ban hành kết luận thanh tra hoặc kể từ ngày nhận được văn bản chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra, thủ trưởng cơ quan ban hành kết luận thanh tra có trách nhiệm: Quyết định, yêu cầu, kiến nghị thực hiện kết luận thanh tra và theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra.

 

- Trách nhiệm của đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan: Sau khi nhận được kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm: Tổ chức thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý sai phạm về hành chính, kinh tế; kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị xử lý cán bộ, công chức, viên chức, người có hành vi vi phạm; kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý, hoàn thiện chính sách, pháp luật; báo cáo việc thực hiện kết luận thanh tra.

 

- Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra hoặc văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra có trách nhiệm thực hiện và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra và xử lý hành vi vi phạm của đối tượng thanh tra.

 

2. Trách nhiệm trong việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra

- Trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra: Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra có trách nhiệm chỉ đạo việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và xử lý kịp thời kết quả theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra trong phạm vi quyền hạn do pháp luật quy định; thủ trưởng cơ quan ban hành kết luận thanh tra có trách nhiệm tổ chức việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra và xử lý kịp thời kết quả theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra trong phạm vi quyền hạn do pháp luật quy định.

 

- Trách nhiệm của cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành: Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra của mình, của Thủ tướng Chính phủ; Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở, Thanh tra huyện có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra của mình, của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp; cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra của mình; cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành tiến hành kiểm tra trực tiếp việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra của đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

 

3. Đối tượng, nội dung, trình tự, thủ tục theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra

- Đối tượng được theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra gồm: Đối tượng thanh tra, cơ quan quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm hoặc có liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra.

 

- Nội dung theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra gồm: Quá trình tổ chức chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước hoặc thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; tiến độ và kết quả thực hiện các nội dung trong kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của đối tượng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra; nắm bắt khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; Nhắc nhở việc thực hiện nội dung được ghi trong kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra nhưng chưa được thực hiện; Yêu cầu báo cáo giải trình nguyên nhân chưa hoàn thành việc thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; Áp dụng biện pháp để kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra được thực hiện; Yêu cầu báo cáo giải trình nguyên nhân chưa hoàn thành việc thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; Áp dụng biện pháp để kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra được thực hiện; Việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện kết luận thanh tra, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; Kết quả thực hiện kết luận thanh tra, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, bao gồm nội dung đã hoàn thành, chưa hoàn thành và tiến độ thực hiện; Nắm bắt khó khăn khách quan và chủ quan trong quá trình thực hiện kết luận thanh tra, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; Phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể có liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; Trách nhiệm của chủ thể có liên quan và nguyên nhân chưa hoàn thành việc thực hiện kết luận thanh tra, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra

 

- Trình tự, thủ tục: Thời gian, trình tự, thủ tục thực hiện theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra được quy định từ Điều 22 đến Điều 25 của Nghị định 33/2015/NĐ-CP ngày 27/3/2015 của Chính phủ quy định việc thực hiện kết luận thanh tra. Theo đó, yêu cầu các chủ thể có trách nhiệm trong việc thực hiện công tác này phải tuân thủ, đảm bảo, thực hiện đúng trình tự, thủ tục trong việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện kết luận thanh tra.

 

Mặc dù, hệ thống văn bản pháp luật về thanh tra được ban hành và tổ chức tương đối đấy đủ, hoàn chỉnh đã tạo cơ sở, hành lang pháp lý cho thực hiện hoạt động trong đó có việc triển khai thực hiện kết luận thanh tra. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác thanh tra, triển khai thực hiện kết luận thanh tra luôn chịu sự tác động của các yếu tố cần phải quan tâm đó là:  

 

Một là, các yếu tố thuộc về chủ thể thanh tra: là đối tượng tiến hành và chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung, trình tự, thủ tục tiến hành hoạt động thanh tra, song trong quá trình tiến hành hoạt động này không thể tránh khỏi một số yếu tố tác động đến quá trình thanh tra và ban hành kết luận thanh tra như: việc thu thập, nghiên cứu, phân tích, xử lý, đánh giá thông tin của các thành viên trong Đoàn thanh tra chưa thật sự trùng khớp do cách hiểu, vận dụng và áp dụng quy phạm pháp luật chưa được đồng đều, thống nhất; công tác phân tích, đánh giá đưa ra nhận định, kết luận theo chuyên môn được phân công đôi lúc đảm bảo vì chỉ chú trọng đánh giá theo tiêu chuẩn chuyên môn, chuyên ngành chưa chú ý đến tiêu chuẩn pháp lý, kỹ thuật. Sự tác động của cơ quan quản lý nhà nước đối với đối tượng và chủ thể thanh tra trong tiến hành thanh tra liên quan đến những nội dung thuộc về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan này,… điều này dẫn đến việc ban hành kết luận thanh tra đôi khi chưa đánh giá xác hợp với đặc điểm tình hình và kết quả thực hiện nội dung được thanh tra của đối tượng thanh tra.    

  

Hai là, các yếu tố thuộc về đối tượng: việc lo lắng quan ngại khi được thanh tra dẫn đến việc báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu, minh chứng đôi lúc chưa phản ánh hết tình hình và kết quả thực hiện công việc trong công tác quản lý nhất là những vấn đề khó khăn tồn tại thuộc về yếu tố nhận thức và năng lực tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ, công việc chuyên môn, nghiệp vụ, quản trị tài chính, nhân sự điều này làm cho đánh giá và nhận định đưa ra trong kết luận thanh tra thiếu tính chính xác, nên khó triển khai thực hiện.

Ba là, các yếu tố thuộc về hệ thống pháp luật: Tính thiếu nhất quán đồng bộ của hệ pháp luật chung, pháp luật chuyên ngành, hệ thống văn bản hướng dẫn chồng chéo, mâu thuẫn về nội dung và cách thức thực hiện nên khó đánh giá chính xác nội dung, trách nhiệm quản lý của đối được thanh tra, tổ chức, cá nhân liên quan.

 

Để thực hiện kết luận thanh tra đảm bảo yêu cầu và mục đích đề ra của công tác thanh tra góp phần thực hiện tốt các chức năng của quản lý nhà nước, thiết nghĩ nên thực hiện một số giải pháp như sau:

 

Một là, hoàn thiện hệ thống pháp luật pháp luật chung và pháp luật chuyên ngành đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, liên thông tạo điều kiện thuận lợi, hành lang pháp lý cho việc tiến hành hoạt động thanh tra trong đó có triển khai thực hiện kết luận thanh tra.

Hai là, nắm và triển khai đầy đủ, nghiêm túc quy định của pháp luật về công tác thanh tra trong đó có kết luận thanh tra theo đó yêu cầu các chủ thể, đối tượng, tổ chức, cá nhân nghiêm túc thực hiện trách nhiệm trong việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra.

 

Ba là, cần thống nhất trong nhận thức giữa chủ thể và đối tượng thanh tra về nội dung được nêu tại kết luận thanh tra, đối với những vấn đề chưa thống nhất thì chủ thể thanh tra có thể trao đổi, hoặc cần làm rõ với đủ cơ sở, căn cứ, luận chứng, quy định của pháp luật với đối tượng thanh tra, tạo sự thống nhất trước khi ban hành kết luận thanh tra. Để khi kết luận thanh tra được ban hành đối tượng và chủ thể thanh tra cùng đồng thuận nhất trí cao, quyết tâm triển khai thực hiện, cần tránh việc thỏa hiệp giữa chủ thể và đối tượng trong việc đưa ra kết luận thanh tra.

 

Tóm lại, như đã trình bày ở trên mục đích hoạt động thanh tra không chỉ nhằm vào xử lý vi phạm của đối tượng thanh tra mà còn nhằm vào việc phát hiện sơ hở về cơ chế, chính sách pháp luật để đề xuất việc sửa đổi, bổ sung kịp thời; phát hiện chỉ rõ tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý của đối tượng được thanh tra, đề ra biện pháp khắc phục sửa chữa đồng thời phát huy, biểu dương nhân tố tích cực. Như vậy, việc thực hiện kết luận thanh tra của chủ thể và đối tượng thanh tra nhằm thực hiện mục đích chung của hoạt động thanh tra góp phần làm cho đối tượng thanh tra nhìn nhận chính xác về mình, có biện pháp khắc phục hạn chế yếu kém, đặc biệt qua thanh tra và triển khai thực hiện kết luận thanh tra chủ thể thanh tra nhận định chính xác, khách quan nội dung, cơ chế, chính sách, pháp luật trong công tác quản lý nhà nước và quản lý chuyên môn, chuyên ngành từ đó, tham mưu, đề xuất với cơ quan, cấp, người có thẩm quyền quản lý xem xét, điều chỉnh, giải quyết góp phần thực hiện tốt chức năng của quản lý nhà nước./.
 

http://thanhtravietnam.vn (Ths. Phạm Công Hiệp - Trường Cán bộ quản lý giáo dục TP. Hồ Chí Minh)

Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện kết luận thanh tra

Liên Kết Website

1

Bà: Võ Thị Siêu

(Chánh thanh tra)

Điện thoại: 0918.527.426

Email: vtsieu@angiang.gov.vn

2

Ông: Huỳnh Thanh Quang

(Chánh văn phòng)

Điện thoại: 0946.822.741

Email: htquang@angiang.gov.vn

  • Tổ kiểm tra công vụ

    ĐT: 02963 957 049 - 01678 247 247

    Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn

  • Phòng Kiểm tra TTHC VP.UBND AG

    ĐT: 02963 957 006

    Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn

  • Chi tiết

1

Bà: Võ Thị Siêu

(Chánh thanh tra)

Điện thoại: 0918.527.426

Email: vtsieu@angiang.gov.vn